Cách xác định vùng cung – cầu hiệu quả
Để xác định vùng cung – cầu hiệu quả, chúng ta cần biết một chút lý thuyết về nó, từ đó, việc xác định sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Giá phản ứng tại đó cũng sẽ dễ dự đoán hơn.
Vùng cung – cầu hay còn gọi là supply zones và demand zones là một lĩnh vực không còn mấy xa lạ đối với anh em chúng ta. Tính hiệu quả của nó thì không cần phải bàn tới rồi, mục đích của chúng ta là phải làm sao làm chủ được phương pháp này hay làm sao để giao dịch thành công bằng phương pháp vùng cung – cầu.
CÓ NHỮNG LÝ THUYẾT CẦN PHẢI XEM LẠI KHI BẮT ĐẦU TIẾP XÚC VỚI VÙNG CUNG – CẦU
Có ai đó nói với bạn rằng một vùng hỗ trợ hay kháng cự từ chối giá càng nhiều lần (giá đảo chiều tại đó) thì càng mạnh. Nhưng trên thực tế định nghĩa đó không thực sự đúng. Dưới đây là một ví dụ:
Tại sao lại như vậy bạn biết không? Vì cứ mỗi lần giá chạm vào hỗ trợ thì nó lại lấy đi 1 phần cầu tại đó(lực đẩy giá lên), và cứ thế nhiều lần chạm, lực cầu tại đó sẽ ngày càng yếu. Và dĩ nhiên trên thị trường lúc này chỉ còn lực cung, vùng hỗ trợ đó không còn lực cầu đủ để hấp thụ cung nữa, kết quả là giá breakout qua hỗ trợ.
Bạn tưởng tượng nó giống như trái banh rơi từ trên cao xuống, lần thứ nhất nó nảy lên thật cao, nhưng lúc chạm sàn lần thứ hai, nó nảy lên không còn cao như lần thứ nhất, và cứ thế đến lần thứ n thì nó không nảy lên nữa, bởi vì lực nảy lên đã cạn kiệt. Lực cầu trong trường hợp này cũng như vậy.
VẬY LÀM SAO ĐỂ TÌM VÙNG CUNG – CẦU PHẢN ỨNG TỐT VỚI GIÁ?
Vận dụng kiến thức trên, chúng ta sẽ đi tìm những vùng cung – cầu nào ít bị giá phản ứng nhất, hay tốt nhất là chư bị giá chạm vào (anh em chúng ta thường gọi là còn nguyên tem, còn zin, còn…).
Vùng cung – cầu cũng giống vậy, càng mới thì càng tốt. Dưới đây là ví dụ:
Lý do tại sao lại càng mới thì càng tốt. Bạn thử nghĩ xem, ngày tại đỉnh trước đó, vẫn còn ai đang ở đó? Những Buyers đúng không? Những buyers bị FOMO đang mắc kẹt tại đó, cụ thể là tại đỉnh của cây nên đuôi dài. Khi giá không tăng nữa, thì họ vẫn giữ lệnh không chốt, suốt ngày chỉ cầu nguyện là giá lên đúng mức entry thì họ sẽ bán ra ngay lập tức. Câu chuyện này thấp thoáng giống như câu chuyện của chúng ta đúng không, nhất là các trader mới.
Và lời câu nguyện trở thành sự thật, giá tăng lên lại và chạm đỉnh cũ. Lúc này, các buyers khi xưa sẽ mừng rỡ và lập tức bán ra, dù giá có giảm một chút cũng sẵn sàng bán. Hành vi này đã tạo thêm cho thị trường một lượng cung vô cùng lớn. Kết quả tất yếu, giá sẽ quay đầu giảm trở lại.
LÀM SAO ĐỂ BIẾT TRADER BỊ MẮC KẸT TẠI VÙNG NÀO?
Không phải đỉnh / đáy nào cũng phản ứng tốt với giá như vậy, hay nói cách khác, không phải đỉnh / đáy nào cũng có một lượng cung – cầu bị kẹp hàng nhiều như vậy để làm đảo chiều giá.
Để biết được đỉnh đáy nào là vùng cung -cầu có ý nghĩa, chúng ta cần đi tìm 3 yếu tố sau:
1. Xu hướng trước đỉnh đáy đó phải mạnh
2. Xu hướng sau khi tạo đỉnh đáy cũng phải mạnh.
3. Xu hướng sau khi tạo đỉnh đáy đảo chiều ngay lập tức.
Nếu một đỉnh / đáy có 3 yếu tố này, thì đỉnh đáy đó sẽ mới có ý nghĩa với giá.
Ví dụ nhé:
Bạn thấy không, cả hai ví dụ đảo chiều tăng và đảo chiều giảm đều có ý nghĩa khi đáy đầu tiên và đỉnh thứ hai tập hợp đủ 3 yếu tố nêu trên.
HAI PHƯƠNG PHÁP NÀY ÁP DỤNG CHO THỊ TRƯỜNG NÀO VÀ KHUNG THỜI GIAN NÀO?
Kinh nghiệm của tôi thì nó áp dụng khá hiệu quả cho cả chứng khoán và Forex. Do không trader Crypto nên chưa biết hiệu quả thế nào, nhưng tôi nghĩ nếu là bản chất cung cầu, thì thì thị trường Crypto cũng sẽ phản ứng tốt với những vùng như thế này thôi. Anh em nên test trước khi giao dịch nhé.
Còn với khung thời gian thì xin thưa rằng bất kỳ khung nào, vì ở mọi timeframe đều có trader bị kẹp hàng do bệnh FOMO luôn là bản chất của con người, không thể bỏ được. Nó là bệnh kinh nên luôn rồi. Tôi chia sẻ bài viết này một phần vì hai phương pháp này, một phần là để khuyên anh em tránh bị FOMO dẫn đến bị kẹp hàng ngay đỉnh / đáy như những trader như thế này nhé. Khổ lắm anh em ạ. Nó đau đớn hơn cả bị hit stoploss nữa đấy. Thôi thì anh em luyện dần để lấy kinh nghiệm nhé.