50 yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của đồng đô la Mỹ (phần 3)
Trước hết cảm ơn anh em đã hứng thú rất nhiều với chủ đề lịch sử khô khan này, anh em tiếp động lực cho mình tiếp tục làm phần 3. Ở phần 1 chúng ta đã đi qua 2 yếu tố lớn là Cán cân thương mại – đầu tư và Chính trị với gồm 12 yếu tố nhỏ bên trong. Phần 2 chúng ta cùng nhau đi tiếp tới yếu tố Lý thuyết kinh tế, lãi suất, quyền lợi và các đất nước khác ảnh hưởng thế nào lên đồng đô la.
Phần 3 hôm nay tiếp tục nghiên cứu về Tiêu dùng ở Mỹ, vấn đề nhà ở và các chỉ số kinh tế gây ảnh hưởng lên Mỹ.
Người tiêu dùng Mỹ
Người tiêu dùng Mỹ có thể ảnh hưởng lên giá trị đồng đô la rất nhiều và ngược lại. Sự sụt giảm giá trị của đồng đô la làm cho tiền của người tiêu dùng có giá trị giảm đi, gây áp lực lên ngân sách của chính phủ.
27. Tiết kiệm tiêu dùng: Người Mỹ không giỏi việc tiết kiệm. Trên thực tế, hầu hết các gia đình đều có giá trị ròng âm. Ở mức độ gia đình như vậy là xấu nhưng điều đó vô tình góp phần làm nền kinh tế tổng thể mạnh hơn trong ngắn hạn, nhưng trên dài hạn thì hoàn toàn ngược lại. Ngoài ra, tiền tiết kiệm trong nước âm khiến Mỹ phải nhập khoản tiết kiệm nước ngoài, điều này gây hại cho đồng đô la.
28. Giá gas: Giá gas tăng khiến người tiêu dùng có ít tiền hơn để chi tiêu cho những thứ khác hoặc tệ hơn, khiến họ phải vay tiền để duy trì mức sống của họ.
29. Các yếu tố Walmart / Honda: Khi người Mỹ mua hàng hóa nước ngoài như các mặt hàng tại Walmart hoặc xe ô tô Honda, nghĩa là họ đã đóng góp cho nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Điều này tạo ra thâm hụt thương mại làm suy yếu đồng đô la.
30. Chi tiêu chậm: Chi tiêu quá nhiều có thể làm tổn thương đồng đô la, chi tiêu quá ít gây tác động tiêu cực. Các nhà phân tích nói rằng rằng khi Mỹ có một mùa mua sắm chậm “FED có thể thấy đó là dấu hiệu sự mệt mỏi của người tiêu dùng và chọn giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng. Điều đó có thể làm tổn thương đồng đô la”.
Vấn đề nhà ở
Mỹ đã trải qua khủng hoảng nhà đất ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế đất nước, nhà đầu tư, người vay tiền, hộ gia đình và giảm giá trị nhà đất.
31. Thị trường nhà chậm: Thị trường nhà ở chậm phát triển tạo hiệu ứng domino. Người bán buộc phải giảm giá chào bán của họ, điều này tạo ra sự suy giảm chi tiêu hộ gia đình và dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm lại, tất cả đều làm tổn thương đồng đô la.
32. Thị trường nhà ở vững mạnh: Thị trường nhà ở phát triển ổn định, giá trị ròng của chủ sở hữu nhà tăng, thúc đẩy chi tiêu và phát triển nền kinh tế Mỹ. Điều này hỗ trợ đồng đô la rất nhiều.
33. Thị trường nhà ở quá tải: Khi thị trường nhà quá tải sẽ dẫn đến sự sụt giảm vốn chủ sở hữu và tài sản cá nhân, nhưng nó không dừng lại ở đó; nó làm cho đồng đô la giảm theo vì ảnh hưởng của việc giảm giá nhà tạo “sóng” trong suốt nền kinh tế.
Chỉ số kinh tế và công nghiệp
Ngành công nghiệp Mỹ ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi giá trị của đồng đô la. Khi đồng đô la giảm, hàng hóa của Mỹ trở nên rẻ hơn và hấp dẫn hơn. Khi đồng đô la mạnh, các ngành công nghiệp của Mỹ phải cạnh tranh gay gắt hơn với hàng hóa và lao động nước ngoài giá rẻ hơn.
34. Tăng trưởng sản xuất thấp: Mức độ sản xuất (Manufacturing level) là một chỉ số đo lường sức khỏe của nền kinh tế Mỹ. Sự suy thoái của ngành sản xuất cũng đồng nghĩa với sự suy giảm chung trong nền kinh tế và có thể khiến các nhà đầu tư trở nên cảnh giác với đồng USD.
35. Tăng trưởng sản xuất mạnh: Ngược lại, tăng trưởng sản xuất mạnh có thể cho thấy nền kinh tế đang tăng lên, giá trị đồng đô la hấp dẫn hơn.
36. Outsourcing: Outsourcing tạo ra thâm hụt thương mại và dẫn đến sự sụt giảm của đồng đô la. Tuy nhiên, outsourcung cũng làm cho các công ty Mỹ có nhiều mục tiêu sinh lời và hấp dẫn hơn cho đầu tư nước ngoài.
37. Các doanh nhân: Doanh nhân tạo ra cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, hỗ trợ đồng đô la mạnh hơn.
38. Tăng trưởng việc làm: Giống như tăng trưởng sản xuất, tăng trưởng việc làm là một chỉ số báo hiệu sức khỏe tổng thể của nền kinh tế. Tăng trưởng việc làm tích cực sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn và đồng đô la mạnh hơn. Tình trạng thất nghiệp cao khiến đồng đô la sụt giảm do chính phủ mất doanh thu thuế. Sức mua của người tiêu dùng cũng giảm, khiến cho nền kinh tế phải chịu đựng nhiều hơn.
39. Dữ liệu tiền lương: Mức lương cao hơn hoặc thấp hơn có thể thu hút hoặc đe dọacác nhà đầu tư, tạo ra một biến động về giá trị của đồng đô la
link bài viết gốc: https://traderviet.com/threads/50-yeu-to-anh-huong-den-gia-tri-cua-dong-do-la-my-phan-3.16289/