Thị trường chứng khoán hoạt động thế nào? Ai là người quyết định giá cổ phiếu và Logic đằng sau đó!
Bài viết này được trích từ một trong những thắc mắc liên quan đến thị trường chứng khoán trên Quora, và dưới đây là câu trả lời mà người đọc quan tâm nhiều nhất. Câu trả lời này của một trader lâu năm có tên là Ashish Jain, anh giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ, Úc và Ấn Độ. Và dưới đây là gọc nhìn từ cá nhân anh về thị trường chứng khoán.
Sự cần thiết của thị trường chứng khoán
Trước đây các doanh nghiệp tự điều hành bằng tiền và lợi nhuận của riêng của mình. Bạn sẽ tìm thấy nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ nhu vậy tồn tại xung quanh bạn. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều có thể phát triển lên quy mô lớn. Điều gì sẽ xảy ra nếu một doanh nghiệp muốn xây dựng một nhà máy mới trị giá hơn một triệu đô la? Các ngân hàng sẽ không cho các công ty trẻ vay tiền hoặc sẽ cho vay với lãi suất cao hơn. Thị trường chứng khoán sẽ giải quyết được bài toán này cho một doanh nghiệp:
Giả sử bạn muốn thành lập một công ty sản xuất đồ chơi thú nhồi bông. Xây dựng một nhà máy là điều mà bạn cần làm trước tiên. Bạn cần mua máy may, vải và chỉ cũng như các dụng cụ khác. Bạn cần thuê nhân công và bắt đầu sản xuất. Và đương nhiên, bạn luôn cần một số vốn đầu tư để bắt đầu. Ví dụ: bạn cần 2 triệu Rupee (Rs) để thành lập công ty. Số tiền này bao gồm 1 triệu Rs của bạn và Vồn bạn đang cần thêm 1 triệu Rs.
Thị trường chứng khoán hoạt động như thế nào?
Vì thiếu vốn để hoạt động kinh doanh nên doanh nghiệp của bạn tiến hành IPO để tìm kiếm hàng trăm nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư 10.000 Rupee. Đổi lại, bạn sẽ bán 50% quyền sở hữu doanh nghiệp cho 100 người này và mỗi người sẽ sở hữu 1/200 của công ty. Dưới đây sẽ là mô hình cổ phần của công ty này:
- Bạn (Chủ sở hữu): 50%
- IPO: 50%
Ở đây, vốn hóa thị trường của công ty này là 2 triệu Rs và ban quản lý đang nắm giữ 100 cổ phiếu và 100 nhà đầu tư mỗi người giữ 1 cổ phiếu với giá là 10.000 Rs. Điều đó có nghĩa là họ được hưởng một phần lợi nhuận. Một khi nhà máy đi vào hoạt động, bạn sẽ có thu nhập hàng năm từ lợi nhuận của công ty. Phần lợi nhuận này được chia đều cho các cổ đông (Các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu) trong công ty. Số tiền họ nhận được gọi là cổ tức.
Ví dụ: nếu lợi nhuận là 50.000 Rs năm đầu tiên, Thì phần lợi nhuận 100 cổ đông nhận được là 25000 Rs (tương đương 50% quyền sở hữu) và mỗi nhà đầu tư (hoặc cổ đông) sẽ nhận được 250 Rs.
Ai quyết định giá cổ phiếu? Việc định giá diễn ra như thế nào?
Bây giờ, nếu người khác muốn trở thành cổ đông, họ sẽ tìm đến một trong những cổ đông hiện có và yêu cầu mua cổ phần của mình. Họ quyết định người mua sẵn sàng trả bao nhiêu. Nếu công ty tăng trưởng tốt và thậm chí tốt hơn trong tương lai, thì cổ phiếu này sẽ trở nên đáng giá hơn. Còn nếu ngược lại thì cổ phiếu sẽ mất dần giá trị hiện tại. Cụ thể ví dụ, nếu công ty đang hoạt động tốt, cổ đông hiện tại có thể sẵn sàng bán cổ phần của mình với giá 11.000 Rs (trước đó là 10.000 Rs).
Người mua có thể đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu về công ty và lĩnh vực đồ chơi và do đó có thể có đầu tư dài hạn và không bán cổ phần của mình trong tương lai gần. Đây là cách đầu tư vào thị trường chứng khoán hoạt động liên quan đến nghiên cứu, kiến thức và niềm tin.
Nhưng chúng ta lại thường suy đoán nhiều hơn và nghiên cứu ít hơn. Vì họ không nghiên cứu nhiều về công ty, họ có thể mua cổ phần của công ty đồ chơi này từ một cổ đông với giá 10.500 Rs, nhưng sau vài ngày, các cổ đông khác sẵn sàng bán cổ phiếu của họ với giá 9000 Rs. Vì vậy, họ đang phải chịu khoản lỗ 1500 Rs. Đây là chưa phải là khoản lỗ thực tế vì họ chưa bán đi cổ phần của mình, chỉ có giá trị của công ty thì đã bị giảm. Đây là cách đầu tư bằng niềm tin hoặc may mắn chứ không phải đầu tư thực sự.
Thị trường chứng khoán vận hành như thế nào?
Có một thị trường trung tâm nơi tất cả các cổ phiếu được giao dịch tại đây. Khi mọi người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho một công ty, giá cổ phiếu sẽ tăng lên. Khi nhiều người muốn bán hơn, giá cổ phiếu sẽ giảm. Nhìn chung luôn có người mua và người bán trên thị trường chứng khoán cho mỗi công ty. Nó còn được gọi là Sở giao dịch chứng khoán.
Ai điều tiết thị trường chứng khoán?
Ủy ban Chứng khoán và sàn giao dịch Hoa Kỳ (SEC) là cơ quan điều tiết thị trường chứng khoán Mỹ, Ủy ban Chứng khoán và đầu tư Úc (ASIC) điều tiết thị trường chứng khoán Úc.
Tại sao thị trường chứng khoán lại quan trọng?
Lý do thị trường chứng khoán rất quan trọng đối với đất nước là vì đó là cách nguồn tiền cá nhân được đầu tư vào doanh nghiệp, đó cũng là cách doanh nghiệp huy động vốn để mở rộng kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Nếu mọi thứ hoạt động tốt, doanh nghiệp kinh doanh tốt, công chúng có thể mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ mà doanh nghiệp làm ra, từ đó giúp doanh nghiệp thu về được lợi nhuận, cũng là lúc nhà đầu tư kiếm được tiền.
Vậy đó mọi người, về bề nổi thì không khó để hiểu được cách thị trường chứng khoán hoạt động đúng không ạ. Hi vọng bài viết này hữu ích cho những ai đang muốn tìm hiểu thị trường chứng khoán nhé.