Momentum của giá là gì? Làm thế nào để ứng dụng momentum trong trading
Momentum là một trong những khái niệm quan trọng nhất để trader hiểu về price action và ra quyết định giao dịch phù hợp. Trong chủ đề bài viết này, mình sẽ giải thích cách sử dụng momentum và hiểu về momentum khi phân tích chart.
Momentum là gì?
Momentum dịch ra tiếng Việt tạm hiểu là động lực/động lượng. Nếu áp dụng từ momentum vào thị trường thì có nhiều cách hiểu như: Momentum là sức mạnh của trend hay momentum là những cây nến mạnh.
Trader thường nghĩ về từ momentum theo 2 hướng. Hướng đầu tiên nghĩ momentum giá là sức mạnh của một con trend nên khi thấy trend đang tăng, Traderđó nói: “momentum của thị trường đang bullish” và ngược lại với trend giảm là bearish momentum.
Khi ta tiến xuống mức độ vi mô hơn, ta thấy momentum cũng tồn tại trong từng cây nến. Một cây nến với thân lớn, không có bóng nến kèm theo được xem là một cây nến mạnh (high momentum). Ngược lại, một cây nến thân bé có bóng nến dài hoặc bóng nến 2 đầu thì được xem là cây nến yếu (low momentum).
Chúng ta đi vào các ví dụ cụ thể với 3 ví dụ về 3 trường hợp momentum dưới đây: (xem hình lần lượt từ bên trái qua).
- Một con trend với momentum tăng mạnh nhưng sau đó momentum bị giảm.
- Chart không có momentum. Giá lên xuống không có hướng đi rõ ràng.
- Thị trường đảo chiều từ momentum tăng mạnh sang momentum giảm mạnh.
Bằng việc so sánh các cây nến tăng, nến giảm và sức mạnh của từng cây nến bạn sẽ bắt đầu hiểu hơn về hành vi của giá. Tuy nhiên, để có thể hiểu kỹ hơn về momentum, chúng ta không thể chỉ sử dụng price action một cách đơn độc. Trong 3 ví dụ trên hình, ta thấy giá tương tác với Bollinger Bands và momentum giá bị mất dần. Giá tương tác với đường 20 SMA và bị bật khỏi SMA.
Nói cách khác, nếu bạn muốn đo lường momentum của giá một cách chính xác hãy dùng các công cụ hỗ trợ để có nhiều góc nhìn hơn về hành vi giá.
Happy trades!