Điều chỉnh các điểm dừng giao dịch linh hoạt theo sự biến động của thị trường
Điều chỉnh các điểm dừng giao dịch theo sự biến động của thị trường là một nguyên tắc khá đơn giản và dễ làm mà nhiều nhà giao dịch thường sử dụng. Trừ khi mục đích là theo đuổi điểm pha vỡ hoặc thị trường được dự đoán là sẽ biến đổi nhanh chóng vào thời điểm đó (giao dịch dựa trên động lực của giá), các điểm dừng không nên gần nhau quá; các nhà giao dịch thường chuẩn bị cho những đợt hồi giá và tiến hành thử nghiệm trước những biến động của thị trường. Thực hiện điều này sẽ giúp họ giữ được vị thế và tiếp tục tham gia cuộc chơi.
Ví dụ dưới đây thể hiện biểu đồ USDJPY trong khung thời gian 5 phút. Khi giá đi lên, vị thế mua được thêm vào sau một đợt hồi giá và chúng ta phát hiện ra một mô hình nến nhận chìm. Xem xét việc quản lý rủi ro và quy mô vị thế, giá trị cắt lỗ được thực hiện trong trường hợp này, một lần nữa, là chỉ số ATR nhân với hai.
Nhìn chung, một phần của hành động tham gia giao dịch được thực hiện ở cả những giai đoạn tích cực và tương đối ít tích cực hơn (xoay vòng) của một xu hướng. Khi đó là xu hướng tích cực, bạn có thể đặt bất kỳ điểm dừng giao dịch nào—thậm chí bốn đến năm điểm cơ bản—điều này là hợp lý nếu thị trường chuyển đổi sang chế độ quay vòng. Đó cũng là lý do tại sao hầu hết các nhà giao dịch khuyên không nên thực hiện các điểm dừng giao dịch quá gần nhau, điều này có thể vô tình gây nguy hiểm cho các vị thế.
NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG CẦN GHI NHỚ
Việc không điều chỉnh các điểm dừng giao dịch theo sự biến động hiện tại của thị trường có thể dẫn tới các bẫy của thị trường (biến động dạng Whipsaw). Sử dụng các biến động của thị trường để tiến hành đặt điểm dừng giao dịch là một phương pháp phổ biến thường được các nhà giao dịch sử dụng. Tuy nhiên, bạn cũng nên theo dõi những thay đổi trong kết quả giao dịch để đánh giá sự phù hợp của phương pháp này đối với phong cách giao dịch của mỗi người.