Chiến lược nút cổ chai Bollinger Bands – TBS
Hôm nay mình chia sẻ với các bạn một chiến lược nữa về Bollinger Bands có tên là TBS (viết tắt của từ The Bollinger Squeeze).
Chiến lược TBS lần đầu tiên được tác giả có tên là makemo8 chia sẻ trên trang forexfactory.
CHIẾN LƯỢC TBS CẦN NHỮNG CÔNG CỤ NÀO?
Ý tưởng của TBS là dựa vào độ rộng của hai biên Bollinger Bands. Do đó, đây là chiến lược mang đậm dấu ấn của 3 công cụ: Bollinger Bands, Bollinger Bandwidth (chỉ báo độ rộng 2 biên BBs) và đường Stochastic. 3 công cụ này đều quan trọng như nhau, do đó, chỉ 1 công cụ không cho tín hiệu thì vẫn không được vào lệnh.
Ứng với 3 công cụ này, chúng ta sẽ có 3 điều kiện vào lệnh ứng với chúng. Mỗi công cụ sẽ cho 1 tín hiệu hay 1 điều kiện riêng. Khi 3 điều kiện này cùng phát ra tín hiệu BUY hay SELL thì lúc đó ta mới được phép vào lệnh.
ĐIỀU KIỆN 1: GIÁ CHẠM BIÊN TRÊN / BIÊN DƯỚI BOLLINGER BANDS
Điều kiện đầu tiên chúng ta sẽ xem xét trên chỉ báo Bollinger Bands.
Theo lý thuyết thì khi giá chạm vào một trong hai biên Bollinger Bands sẽ có xu hướng quay đầu về biên giữa. Thời điểm giá chạm vào biên chính là tín hiệu giá đã tăng quá nóng hoặc giảm quá sâu và lực đi khả năng đã yếu đi không còn tiếp tục đi được nữa, do đó sẽ hồi về.
Dựa vào tính chất này, ta có điều kiện thứ nhất là giá chạm vào biên trên hoặc biên dưới BBs:
Dĩ nhiên, chưa vào lệnh được đâu, chúng ta xem tiếp 2 điều kiện sau là gì nhé.
ĐIỀU KIỆN 2: BOLLINGER BANDWIDTH
Bollinger Bandwidth là chỉ báo đo lường độ rộng – hẹp giữa hai biên. Với chỉ báo mà tôi gửi bạn ở dưới bài viết, người ta đã lượng hóa độ rộng hẹp của BBs thành 3 màu cho dễ hình dung và dễ giao dịch.
Cụ thể: nếu hai biên mở rộng ra, thanh Bollinger Bandwidth sẽ có màu đỏ. Nếu hai biên bắt đầu co hẹp lại hoặc bắt đầu nới rộng ra, thanh Bollinger Bandwidth sẽ có màu vàng. Còn nếu hai biên thắt chặt lại, giá đang sideways, thì thanh Bollinger Bandwidth sẽ có màu xanh. Như vậy các bạn chỉ cần hiểu rằng, đỏ là rộng, xanh là hẹp, còn vàng là giai đoạn trung gian.
Màu vàng cũng chính là màu chúng ta cần quan tâm tới. Điều kiện thứ 2 thỏa mãn khi Bollinger Bandwidth có màu vàng.
ĐIỀU KIỆN 3: STOCHASTIC OSCILLATOR
Đường Stoch thi quá quen thuộc rồi, tôi không nói nhiều làm gì nữa. Chúng ta cứ theo điều kiện như sau:
+ Tín hiệu BUY khi Stoch rơi vào vùng quá bán và cắt lên mức 20.
+ Tín hiệu SELL khi Stoch lên vùng quá mua và cắt xuống mức 80.
Đã đủ 3 điều kiện, bây giờ chúng ta tóm lược lại như sau:
1. Đặt lệnh BUY khi: giá chạm biên dưới BBs, Bollinger Bandwidth có màu vàng và Stoch cắt lên 20.
2. Đặt lệnh SELL khi: giá chạm biên trên BBs, Bollinger Bandwidth có màu vàng và Stoch cắt xuống 80.
Thiếu 1 cũng không được.
Sau đây là một ví dụ minh họa về chiến lược TBS để cho các bạn dễ hình dung.
Như các bạn đã thấy trong hình, chúng ta có 3 lệnh vào được (2 BUY và 1 SELL) và có 2 lệnh không trade được.
Tuy giá có sideways trong một biên độ hẹp, nhưng vẫn tạo sóng thì chúng ta vẫn giao dịch tốt. Hệ thống này hoạt động tốt cho cả hai điều kiện có trend lẫn không có trend. Tuy nhiên, trường hợp không có trend thì giá cũng phải dao động mạnh 1 chút chứ nếu đi ngang một đường thẳng tắp (Bollinger Bandwidth màu xanh) thì cũng không giao dịch được.
Tôi vừa trình bày xong chiến lược TBS mà tôi cảm thấy khá hay. Phải nói rằng Bollinger Bands là một công cụ có quá nhiều thứ để khai thác. Tôi nghĩ nó nên là một phương pháp riêng lẻ hơn là gộp chung với đống indicator khác. Anh em có thấy thú vị khi sử dụng chiến lược này không. Comment cho tôi ý kiến nhé. Luck Trading!