Cách xác định các tình trạng Quá Mua-Quá Bán chính xác không cần indicator!!!
Quá Mua – Quá Bán là các thuật ngữ Trader thường nghe rất nhiều, ám chỉ tình trạng đi quá mức của thị trường trong con sóng tăng, bị mua quá nhiều (quá mua), hoặc trong con sóng giảm (bị bán quá mức), thường kỳ vọng vào 1 con sóng hồi sau đó. Tuy nhiên chính vì hiểu sai về quá mua quá bán nên nhiều Trader sấp mặt nặng nề, vì cho rằng quá mua quá bán thì market “không thể” đi xa hơn được nữa.
Bài này sẽ hướng dẫn anh em các xác định các thời điểm Quá Mua – Quá Bán chất lượng, không đoán mò, không cần dùng indicator nào.
Quá Mua – Quá Bán – Một cú bật
Điều quan trọng nhất để biết thị trường hiện tại có bị quá Quá Mua – Quá Bán hay không là quan sát hành động giá ngay sau đó. Thử phân tích trường hợp 1 cú rơi mạnh của giá, lúc này ta kỳ vọng thị trường đã bị quá bán (oversold) vì cú rơi quá mạnh.
Nếu thị trường ngay lập tức bật lên sau cú rơi và có khả năng hồi phục ngay trong phiên đó (hoặc trong 1 thời gian rất ngắn sau đó, tầm vài giờ trở xuống), cú rơi này có thể là do thiếu thanh khoản và xuất hiện 1 cú bật đằng sau.
Đây chính là tình trạng quá bán thực sự của thị trường. Ta kỳ vọng cao vào khả năng giá tiếp tục hồi lên cao hơn.
Như ví dụ dưới:
ECHF có 1 cú rơi mạnh phá thủng luôn hỗ trợ trước đó, nhưng đã nhanh chóng hồi phục và tạo 1 nến tăng mạnh, từ đó có thể kỳ vọng giá sẽ tiếp tục con sóng hồi lên.
Quá Mua – Quá Bán – Củ nhảy mèo chết (dead cat bounce)
Có 1 loại cú bật khác có thể giúp ta xác định đúng các tình trạng Quá Mua – Quá Bán, gọi là cú nhảy mèo chết (dead cat bounce). Đây là khi cặp tiền không di chuyển quá nhiều mà tích luỹ trong 1 vùng giá đi ngang hẹp, đây có thể là sự chuẩn bị cho 1 con sóng lớn.
Trong trường hợp này, thị trường không hề bị Quá Mua – Quá Bán. Sau khi phá vỡ ra khỏi vùng tích luỹ, giả sử phá xuống, thị trường sẽ không hề bị quá bán mà nó sẽ còn tiếp tục rơi. Do đó các chỉ báo cho tín hiệu quá bán sau 1 cú rơi khỏi vùng tích luỹ là sai, nó sẽ còn tiếp tục quá bán sau đó nữa.
Logic tương tự cũng được áp dụng trong trường hợp phá vỡ lên trên sau đoạn tích luỹ: nếu indicator chỉ quá mua, khả năng giá chỉ hồi lại nhẹ rồi tiếp tục tăng, do động lực từ cú phá vỡ vẫn còn cao.
Vàng sau khi phá lên khỏi range tích luỹ thì vẫn có 1 nhịp tăng tiếp mặc dù MACD đã quá mua.
Quá Mua – Quá Bán – Nhiều tin tức cơ bản hỗn tạp
Ngoài biểu đồ giá, phân tích cơ bản cũng là yếu tố tốt để quan tâm khi tìm các Quá Mua – Quá Bán. Nếu market bật lên sau cú rơi và anh em không biết có phải là quá bán không, hãy lắng nghe tin tức.
Tin xấu cho cặp tiền làm tăng khả năng có 1 cú rơi tiếp tục nữa. Nếu tin tốt hoặc không có tin gì thì khả năng hồi lên cao hơn.
Quá Mua – Quá Bán – ví dụ
Quan sát EU và 2 trường hợp: Case 1 – không bị quá mua và Case 2 – quá mua:
Case 1: là 1 dead cat bounce. EU di chuyển trong range tích luỹ từ 1.3212-1.3280 và phá vỡ lên phía trên rất mạnh mẽ, sau đó hồi lại. Tuy nhiên đây chỉ là 1 dead cat bounce và giá không hề bị quá mua.
Về mặt cơ bản, cuộc họp nhóm EU tại Brussel đi đến 1 thoả thuận về việc giúp Hy Lạp, được coi là tin tốt thời điểm đó.
Như vậy cả dead cat bounce và tin tốt tạo điều kiện cho EU tiếp tục con sóng tăng. EU tăng rất mạnh sau đó và tất cả các indicator cho tín hiệu quá mua thì sai bét hết.
Case 2: cũng là EU nhưng trong tuần sau đó. Ta thấy giá từ từ chạm kháng cự rồi rơi xuống. Nó không hề bị mắc kẹt trong cái vùng đi ngang tích luỹ nào như case 1, nó chỉ đơn giản là tăng chạm kháng cự rồi rơi xuống. Đây là cú nhảy mèo sống, khả năng tạo đỉnh tại đây.
Có tin gì thời điểm đó? ECB thực hiện LTRO lần thứ hai, và bản luận tội của Ben Bernanke là ít bồ câu hơn kỳ vọng.