Cách Kết Hợp Các Chỉ Báo Kỹ Thuật Để Tạo Nên Một Hệ Thống Giao Dịch Hiệu Quả
Kết hợp các chỉ báo kỹ thuật là việc sử dụng nhiều chỉ báo có chức năng khác nhau trên cùng một đồ thị. Trong bài viết này, Exness sẽ hướng dẫn bạn cách kết hợp các chỉ báo kỹ thuật để tạo nên một hệ thống giao dịch Forex hiệu quả.
Vì Sao Nên Kết Hợp Các Chỉ Báo Kỹ Thuật Khi Giao Dịch?
Thông thường, mỗi chỉ báo kỹ thuật chỉ hoạt động hiệu quả trong một hoặc một vài giai đoạn cụ thể của thị trường. Các chỉ báo kỹ thuật theo sau (lagging indicators) thường được dùng để xác định xu hướng, vì thế chúng hoạt động tốt nhất khi thị trường đang có xu hướng. Trong khi đó, các chỉ báo kỹ thuật dẫn dắt (leading indicators) lại thường được sử dụng để phát hiện các tín hiệu đảo chiều, vì vậy chúng hoạt động tốt nhất trong các pha tích lũy hoặc đi ngang của thị trường.
Chính vì lý do này, việc kết hợp các chỉ báo trong giao dịch là rất cần thiết. Nếu được kết hợp một cách khôn ngoan, các chỉ báo kỹ thuật sẽ tạo nên một hệ thống toàn diện, giúp bạn trở nên linh hoạt đối với các thay đổi của thị trường và tìm ra nhiều cơ hội giao dịch hơn.
Làm Thế Nào Để Kết Hợp Các Chỉ Báo Kỹ Thuật Một Cách Hiệu Quả?
Trước khi xây dựng cho mình một hệ thống giao dịch, bạn cần phải nhớ rằng không phải mọi chỉ báo kỹ thuật đều có thể kết hợp với nhau. Việc kết hợp quá nhiều chỉ báo có cùng chức năng không chỉ gây ra sự tốn kém không gian trên đồ thị mà còn làm phức tạp hóa việc phân tích thị trường.
Chính vì thế, để có thể kết hợp hiệu quả, bạn cần phải hiểu chức năng của từng loại chỉ báo mà bạn muốn sử dụng. Thông thường, các chỉ báo kỹ thuật được phân thành 2 nhóm chính:
- Chỉ báo xu hướng (Trending indicators) – hoạt động tốt nhất trong giai đoạn thị trường có xu hướng.
- Chỉ báo dao động (Oscillators) – hoạt động tốt nhất trong giai đoạn thị trường tích lũy hoặc đi ngang.
Sau khi xác định chức năng của các loại chỉ báo, bạn có thể tiến hành kết hợp các chỉ báo của 2 nhóm trên với nhau. Theo các chuyên gia giao dịch, cách kết hợp tốt nhất là sử dụng 2 chỉ báo, trong đó có một chỉ báo thuộc nhóm “xu hướng” và một chỉ báo thuộc nhóm “dao động”. Điều đó sẽ giúp cho việc phân tích của bạn không bị trở nên quá phức tạp.
Dưới đây là một số cặp chỉ báo thông dụng:
- Đường trung bình (Moving Average) và Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)
- Dải Bollinger (Bollinger Bands) và Chỉ báo dao động ngẫu nhiên (Stochastic Oscillator)
- Đường trung bình (Moving Average) và Trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD)
Kết Luận
Vậy là bạn đã nắm được cách kết hợp các chỉ báo kỹ thuật để tạo nên một hệ thống giao dịch Forex hiệu quả. Hãy lưu ý điều chỉnh các thông số của từng loại chỉ báo sao cho phù hợp với từng loại tài sản để tăng tính hiệu quả trong giao dịch nhé!