5 mẫu mô hình giá đảo chiều mà anh em nên biết
Lúc này mà biết được: giá sắp đảo chiều chưa? Thì Trader và những người bạn còn gì sung sướng hơn. Cùng xem ngay 5 mẫu mô hình giá đảo chiều để dự xem mã giao dịch mình ấp ủ sắp như kỳ vọng chưa nhé.
Mô hình giá Vai Đầu Vai (Head and Shoulders)
Đầu và vai là mô hình biểu đồ đảo ngược, cho biết xu hướng cơ bản sắp thay đổi. Nó bao gồm ba mức đảo chiều, đầu tiên nó đảo chiều ở tầm trung (vai), cú swing thứ 2 nó đảo chiều ở mức cao nhất (đầu). Sau khi swing cao nhất nó lại tiếp tục swing phát nữa ở mức thấp hơn (vai), cho thấy người mua không có đủ sức mạnh để kéo giá cao hơn. Mô hình trông giống như một cái đầu có vai trái và phải vì vậy được đặt tên là head and shoulders pattern.
Đường viền kết nối cổ với vai và một break-out tại đường viền cổ được coi là một tín hiệu bán, với một mục tiêu giá là khoảng cách từ đỉnh đầu đến đường viền cổ (mũi tên màu xanh lá cây). Nếu mô hình Head and Shoulders xuất hiện trong một xu hướnggiảm, thì mô hình nghịch đảo tương tự (với ba mức thấp nhất) được gọi là mẫu Inverse Head and Shoulders.
Mô hình giá 2 đáy, 2 đỉnh – Double Top và Double Bottom
double top và double bottom cũng là một mẫu đảo chiều khác, có thể xảy ra trong cả xu hướng tăng và giảm. Như hình cho thấy có hai mức cao đột biến nhất và hai mức thấp đột biến nhất xảy ra rất gần nhau. Điều này cho thấy rằng người mua không cố tình đẩy giá cao hơn và xu hướng đảo chiều có thể xảy ra. Tín hiệu kích hoạt để vào lệnh bán là sự phá vỡ của đường hỗ trợ, với giá mục tiêu là khoảng cách lệnh là đỉnh và đường hỗ trợ của sự hình thành.
Với mô hình Double Bottom thì tín hiệu kích hoạt lệnh là sự phá vỡ của đường kháng cự, với giá mục tiêu là khoảng cách giữa đáy và đường kháng cự.
Mô hình giá 3 đáy, 3 đỉnh – Triple Top và Triple Bottom
Các hình dạng Triple Top và Tripple Bottom về cơ bản giống như hình dạng double top và Double Bottom. Cả hai mẫu biểu đồ đều là các mẫu đảo chiều, với sự khác biệt là Triple Tops và Bottoms có 3 mức cao nhất và 3 mức thấp nhất. Tín hiệu kích hoạt cũng giống như Double Top và Double Bottom.
Mô hình giá Đỉnh Tròn (Rounding Top)
Rounding Top (Đỉnh Tròn) với mẫu biểu đồ này thì mất nhiều thời gian hơn một chút để tạo thành và ta quan sát được. Nó cho thấy sự thay đổi dần dần của tâm lý từ tâm lý tăng dần dần sang tâm lý giảm. Điểm kích hoạt để vào lệnh bán là sự phá vỡ của đường hỗ trợ, với mục tiêu giá bằng khoảng cách từ đỉnh đến đường hỗ trợ.
Mô hình nến Đáy Tròn (Rounding Bottom)
Rounding Bottom đơn giản là một Rounding Top lộn ngược thôi. Giá đã thay đổi dần từ xu hướng giảm trước đó sang xu hướng tăng, được biểu hiện bằng một đáy tròn. Các tín hiệu kích hoạt vào lệnh giống như của Rounding Top, tức là sự phá vỡ của đường kháng cự. Giá mục tiêu bằng khoảng cách giữa đáy và đường kháng cự.
*Anh em thấy hay like comment phát, bài sau lên 5 mẫu biểu đồ nến tiếp tục xu hướng. Lên!