Những indicator các trader nên biết
Loại Indicator số 1: Indicator theo dõi xu hướng
Đối với hầu hết các nhà giao dịch, cách tiếp cận thị trường dễ dàng đó là nhận ra hướng của xu hướng chính và cố gắng kiếm lợi nhuận bằng cách giao dịch theo hướng của xu hướng. Vậy chúng ta cần gì?
Cần Indicator xác định xu hướng thị trường. Nhiều người cố gắng sử dụng các Indicator xác định xu hướng như là một hệ thống giao dịch luôn. Nhưng công dụng thực sự của nó chỉ là theo dõi xu hướng nhằm gợi ý cho chúng ta biết xu hướnghiện tại đang là tăng hay giảm, để ta suy nghĩ về lệnh buy hay sell. Vì vậy, trader nên sử dụng đường trung bình động (moving average)
Hình 1 hiển thị đường chéo trung bình động 50 ngày / 200 ngày cho cặp EUR/JPY. Lý thuyết ở đây là xu hướng thuận lợi khi đường trung bình động 50 ngày cao hơn đường trung bình 200 ngày và không thuận lợi khi đường 50 ngày cắt xuống dưới đường 200 ngày.
Hình 2 cho thấy một sự kết hợp khác, sự giao nhau của đường 10 ngày và 30 ngày. Lợi thế của sự kết hợp này là nó sẽ phản ứng nhanh hơn với những thay đổi trong xu hướng giá hơn so với 50 ngày / 200 ngày.
Nhiều người hay nói dùng cặp MA ngày này này kia là tốt nhất nhưng thực tế thế giới chưa ai chứng minh được cặp nào là tốt nhất trong mọi trường hợp cả. Tùy cặp tiền trade, tùy các indicator kết hợp mà ta chọn cặp ngày MA phù hợp.
Loại Indicator số 2: Indicator xác nhận xu hướng
Chúng ta đã có một Indicator theo xu hướng để cho chúng ta biết cặp tiền tệ nhất định có tăng hay giảm không. Nhưng Indicator đó đáng tin cậy không? Vì vậy, tốt hơn là chúng ta nên có một indicator nữa được lồng vô để xác nhận xem có đúng không. Chúng ta cần một indicator có khả năng xác nhận xu hướng.
Giống như Indicator theo xu hướng, một Indicator xác nhận xu hướng có thể có hoặc không tạo ra các tín hiệu mua và bán cụ thể. Thay vào đó, ta đang xem Indicator theo xu hướng và Indicator xác nhận xu hướng có cùng đồng thuận với nhau không.
Về bản chất, nếu cả Indicator theo xu hướng và Indicator xác nhận xu hướng đều tăng, thì nhà giao dịch có thể tự tin hơn khi xem xét vào lệnh mua. Tương tự như vậy, nếu cả hai đều báo hiện là giảm, thì nhà giao dịch có thể tập trung vào việc tìm kiếm lệnh bán.
Một trong những Indicator xác nhận xu hướng phổ biến và hữu ích nhất được gọi là đường phân kỳ hội tụ (MACD). Indicator này đo lường sự khác biệt giữa hai đường trung bình động sau đó đưa ra một đồ thị phẳng và so sánh.
Vì MACD dựa trên nền tảng MA, do đó chúng ta có thể sử dụng MACD phân tích động lượng, tìm các điểm vào theo xu hướng và ở lại trong đó đến khi thấy động lượng suy giảm.
Khi đường EMA50 cắt xuống dưới đường EMA200 (xu hướng giảm hình thành) thì đường MACD cắt xuống dưới mức 0.
Ngược lại, khi EMA50 cắt lên trên đường EMA200 thì MACD cũng cắt lên trên mức 0.
Tận dụng điều này, mỗi khi đường MA giao cắt với mức 0, bạn hãy để ý đến khả năng một xu hướng tăng/ giảm mới sẽ hình thành.
Loại Indicator số 3: Indicator báo hiệu Overbought / Oversold
Sau khi xác định được xu hướng chính, một trader phải quyết định liệu có nên vào xu hướng này hay đợi pullback. Nói cách khác, nếu xu hướng được xác định là tăng giá, thì tìm kiếm lệnh buy, câu hỏi tiếp theo đó là nên vô khi xu hướng tăng đang yếu hay đang mạnh? Nếu trả lời được nhanh và ngay thì càng tốt, vào lệnh ngay khi xu hướng vừa mới hình thành.
Một phong cách khác đó là bạn có thể chờ đợi một pullback trong xu hướng chính làm vậy thì rủi ro thấp hơn. Khi ấy ta dùng overbought / oversold. Mọi người biết tôi đang nói tới gì rồi đấy, chính là RSI.
Relative Strength Index – một trong những Indicator nổi tiếng trong giới trading.
Trong phần mềm Metatrader 4, RSI được xếp vào hàng Oscillator, tức là một Indicator đo dao động giữa 2 cực quá mua – overbought – và quá bán – oversold – của thị trường. Cách sử dụng cơ bản nhất của RSI là RSI mà vượt lên trên vùng 70 và cắt xuống thì bán ra, ngược lại, RSI vượt xuống vùng 30 và cắt lên trở lại thì mua vào.
Hoặc 1 cách sử dụng khác là giá cắt lên vùng 50 thì là xu hướng tăng, cắt xuống vùng 50 là xu hướng giảm (sự chuyển đổi xu hướng).
Loại Indicator số 4: Indicator chốt lời
Loại Indicator cuối cùng mà một nhà giao dịch ngoại hối cần là một cái gì đó để giúp xác định khi nào nên chốt một giao dịch chiến thắng. Có rất nhiều lựa chọn có sẵn. Trên thực tế, Indicator RSI cũng có thể phù hợp. Nói cách khác, có thể cân nhắc chốt lời lệnh mua nếu RSI ba ngày tăng lên mức cao hơn 80 hoặc hơn nữa. Ngược lại, cân nhắc chốt lời lệnh bán nếu RSI ba ngày giảm xuống mức thấp, chẳng hạn như 20 hoặc ít hơn.
Một Indicator chốt lời khác đó là Bollinger Bands. Indicator này lấy độ lệch chuẩn của các thay đổi về dữ liệu giá trong một khoảng thời gian, sau đó cộng và trừ với giá trung bình trên cùng một khung thời gian đó, để tạo ra các “dải” giao dịch.
- Khi Bollinger Band hướng lên, chỉ tìm cơ hội vào lệnh mua;
- Khi Bollinger Band hướng xuống, chỉ tìm cơ hội vào lệnh bán;
- Dựa vào đường Bollinger Band chính giữa, không phải 2 đường bên ngoài.
Hình 6 hiển thị đường chéo EUR/JPY với dải Bollinger Bands 20 ngày. Trader đang giữ lệnh mua có thể xem xét chốt lời nếu giá chạm đến dải trên và trader đang giữ lệnh bán có thể xem xét chốt lời giá chạm đến dải dưới.
Indicator chốt lời cuối cùng là “trailing stop”. Trailing stop thường được sử dụng như là một phương pháp để chốt “chắc ăn” lợi nhuận nếu có.
Rất đơn giản, trailing stop duy trì một lệnh stop loss tại một tỷ lệ chính xác dưới giá thị trường nếu bạn đang có lệnh mua (hoặc nằm trên giá nếu đó là một lệnh bán). Lệnh dừng lỗ được điều chỉnh liên tục dựa trên sự biến động của giá thị trường, luôn duy trì tỷ lệ phần trăm cố định nằm dưới (hoặc trên) giá thị trường.
Các trader sẽ chắc chắn biết được chính xác lợi nhuận tối thiểu họ sẽ thu được từ những lệnh của họ. Mức độ lợi nhuận này của mỗi trader được xác định dựa vào style của trader đó theo trường phái mạo hiểm hay là an toàn.