Phương pháp giao dịch hiệu quả với MACD
Hôm nay, AE sẽ thảo luận với nhau một indicator quen thuộc có tên là MACD.
MACD là một công cụ chỉ báo rất tốt, đặc biệt là cho các Trader mới chưa có nhiều kỷ luật trong trading. MACD hình thành những setup vào lệnh rất đặc biệt.
Trước tiên, tôi xin hình dung sơ qua MACD để những bạn mới có thể làm quen được với công cụ này.
Tôi thường hay sử dụng sử dụng MACD truyền thống – MACD histogram. Thường có hai phần như hình bên dưới:
Phần thứ nhất bao gồm hai đường. Đường màu xanh là hiệu của ema 26 kỳ và ema 12 kỳ. Đường màu đỏ là đường EMA 9 kỳ của MACD. Phần thứ hai là mảng màu xám, nó được tính bằng cách lấy giá trị đường màu xanh trừ cho đường màu đỏ. Vậy nên, bây giờ cho dễ sử dụng, tôi tạm thời bỏ mấy đường màu xanh, màu đỏ đi, chỉ sử dụng dải màu xám.
Đồng thời thay đổi thông số 1 chút. Thông số mặc định của MACD là 12,26,9. Để loại bỏ bớt tín hiệu nhiễu, tôi sẽ đặt thành 24,52,14 để giao dịch. MACD (24,52,14) dĩ nhiên sẽ chậm hơn, nhưng nó sẽ cho tín hiệu chắc chắn hơn. Đây là một điểm hữu dụng mà tôi phát hiện ra khi sử dụng MACD.
PHÂN KỲ MACD CÓ HỮU DỤNG KHÔNG?
Nhiều bạn vẫn còn nghi ngờ về tính hữu dụng của MACD. Có lẽ vì nó không mang lại kết quả khả quan cho các bạn. Nhưng theo tôi thấy, phân kỳ của MACD là một trong những tín hiệu chính xác nhất mà tôi từng sử dụng, dĩ nhiên nếu bạn biết sử dụng.
Như các bạn đã biết, phân kỳ MACD cho tín hiệu đảo chiều từ sớm.
Hình bên trên cho ta một phân kỳ đảo chiều giảm khi giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, nhưng MACD lại cho đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Khi giá có vẻ tăng nhưng MACD lại giảm thì đó gọi là phân kỳ.
Bạn muốn biết phân kỳ này có báo hiệu đúng hay không thì lúc nào cũng vậy, ở những bài trước tôi cũng đã nói với bạn, luôn luôn phải có một tín hiệu xác nhận lực của giá thì chúng ta mới vào lệnh.
Bạn thấy không, sau khi hình thành một cây nến giảm dài có đuôi trên cũng rất dài tạo phân kỳ. (Vừa có tín hiệu rớt ra ngoài biên trên BBs, vừa có cây nến xác định lực bán xuống mạnh mẽ, vừa có tín hiệu phân kỳ,). Với ba tín hiệu này ta có thể SELL được rồi vì cũng đã có tín hiệu xác nhận rồi.
Các Trader thận trọng hơn thì chờ thêm một cây nến nữa, cây nến tiếp theo cũng xác nhận tín hiệu SELL. Và thế nào SELL thôi, giá đã đảo chiều.
Và đây là cách chúng ta vào lệnh:
MACD HỘI TỤ LÀ SAO? CÓ GIỐNG PHÂN KỲ KHÔNG?
Giống chứ, anh em sinh đôi mà, nhưng mà cái trên thì giảm, cái này thì báo hiệu tăng.
Ví dụ như này:
Bạn có thấy hai đường màu đỏ hội tụ nhau không? Vậy nên mới gọi nó là hội tụ. Nhưng thông thường trader vẫn gọi là nó phân kỳ.
Có một số bạn rất coi trọng tên gọi của nó, nhưng theo tôi thấy thì không cần thiết, miễn sao có sự khác nhau về hướng giữa giá và MACD thì ta coi đó là tín hiệu đảo chiều thôi.
Ở hình trên, giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng MACD lại tạo đáy sau thấp hơn đáy trước. Do đó tạo nên sự hội tụ MACD.
Như thường lệ, để chuyển tín hiệu này thành lệnh BUY, ta phải tìm tín hiệu xác nhận cho sự hội tụ này. Ta để ý thấy có mẫu hình engulfing tăng ngay tại đáy sau của giá. Đây là mẫu hình nến đảo chiều mạnh cũng là tín hiệu xác nhận sự hội tụ có giá trị. Vậy ta có thể vào lệnh khi cây nến tăng đó đóng cửa và đặt stoploss như hình bên.
Các trader thận trọng hơn có thể chờ thêm một cây nến tăng mạnh để xác nhận rằng người mua đã hoàn toàn kiểm soát thị trường và làm cho giá tăng lên. Ngay sau cây nến vào lệnh, thì có một cây nến tăng mạnh, một lần nữa, lực mua lên lại được xác nhận. Lúc này thì chắc ăn rồi. Bạn không còn phải sợ nữa.
Nguyên tắc trong cách giao dịch của tôi vẫn là: lấy indicator làm TÍN HIỆU SƠ KHỞI, lấy chuyển động giá làm TÍN HIỆU XÁC NHẬN. Chỉ sử dụng indicator một mình cũng không được, chỉ sử dụng chuyển động giá thôi thì cũng không xong. Phải kết hợp cả hai !
ĐÂY LÀ CÁCH MACD GIÚP TRADER TRÁNH ĐƯỢC CÁC TÍN HIỆU ĐẢO CHIỀU GIẢ !
Hình bên dưới đây sẽ chỉ cho bạn thấy nếu chỉ nhìn vào mỗi thế nến, bạn sẽ không lòng mà thành công được. Nhưng có thêm MACD, bạn sẽ dễ thở hơn với thị trường.
1. Cây số 1 cho một thế nến piercing line (tạm dịch: tăng qua đường xuyên phá gì đó), cũng thò đuôi ra ngoài biên dưới BBs nhưng không mạnh lắm. Nhìn qua là biết ở đây chẳng có chút tín hiệu cho thấy người mua vào gì cả. Nhưng trader mới và trader non kinh nghiệm sẽ áp dụng máy móc: sau cây số 1 là cây tăng đẹp xác nhận người mua giành ưu thế trên thị trường, BUY thôi.
Thực sự không phải vậy. Nó có nhiều nguyên nhân lắm, nhưng tôi không thể giải thích dài dòng trong bài viết này, các bạn chỉ cần hiểu 1 điều đơn giản thôi: phải có TÍN HIỆU SƠ KHỞI THÌ TÍN HIỆU XÁC NHẬN MỚI CÓ GIÁ TRỊ. Trong trường hợp này, tín hiệu sơ khởi của bạn đâu???
Nhìn xuống MACD để tìm tín hiệu sơ khởi thử xem, hoàn toàn không có, MACD ở vị trí số 2 cũng đang giảm. Vậy là cũng không có tín hiệu.
2. Tiếp tục, cây nến số 3 và MACD số 4 cũng y chang như trường hợp trên, có tín hiệu xác nhận mà không có tín hiệu sơ khởi. MACD càng giảm càng sâu. Next!
3. Tiếp tục, cây số 5 và MACD số 6 y chang vậy luôn. Thôi next tiếp.
4. Cây số 7 và MACD số 8 các bạn tự nhận xét thử xem.
5. Đây đây! Đúng cái chúng ta mong chờ. Cây số 9 là một cây pinbar đuôi dài, thò xuống biên giữa nhưng đóng cửa trên biên giữa (tín hiệu 1), xu hướng tăng ngắn hạn (tín hiệu 2), MACD tăng dần tại số 10 (tín hiệu 3). Cuối cùng tín hiệu xác nhận xuất hiện ở cây nến kế tiếp cây số 9. BUY!
6. Cây số 11 tôi để các bạn giải thích.
7. Cây số 12 các bạn cho tôi comment bên dưới nhé. Tôi sẽ giải thích case này sau.
Bạn thấy sao về cách MACD bảo vệ bạn khỏi những tín hiệu vào lệnh vô lý cũng như giúp bạn có những setup vào lệnh ưng ý.
Tóm tắt lại bài viết hôm nay, tôi chỉ muốn gửi gắm các trader một vấn đề thôi:
Lấy indicator làm TÍN HIỆU SƠ KHỞI, lấy chuyển động giá làm TÍN HIỆU XÁC NHẬN. Chỉ sử dụng indicator một mình cũng không được, chỉ sử dụng chuyển động giá thôi thì cũng không xong. Phải kết hợp cả hai !
Tôi viết nhiều rồi. Hy vọng anh em đọc được hết.