Bài 35 Giao dịch phá vỡ với Pivot Point
Cũng giống như hỗ trợ và kháng cự thông thường, các mức pivotPOINT không phải lúc nào cũng giữ vững
Sử dụng phương pháp giao dịch khi giá đi ngang với pivotPOINT là có thể, nhưng không phải lúc nào cũng được. Nhiều khi các mức PIVOT POINT không giữ được và bạn cần phải có những công cụ nhằm chuẩn bị cho việc tìm kiếm lợi thế trong tình hình đó.
Như đã nói trước đó, có 2 cách để giao dịch phá vỡ – breakout – đó là: kiểu xông xáo – aggressive – và kiểu an toàn – safe
Cả hai cách đều tốt, tuy nhiên cần nhớ rằng nếu bạn chọn cách an toàn, tức là đợi giá thử lại các hỗ trợ và kháng cự, bạn có thể sẽ bị mất các biến động mạnh
Hãy xem ví dụ về EURUSD trên biểu đồ 15 phút bên dưới để thấy việc giao dịch theo phá vỡ vùng PIVOT POINT
Có thể thấy rằng EURUSD đã tăng mạnh trong suốt cả ngày giao dịch. EURUSD ở cửa ngày với một khoảng trống – gap – nhảy lên trên PIVOT POINT. Giá tăng mạnh và dừng lại ở R1
Sau đó, giá phá R1 và tăng thêm 50 pips
Nếu bạn có phương pháp giao dịch xông xáo – aggressive – bạn sẽ bắt được biến động mạnh này và kiếm được lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu bạn là một người giao dịch an toàn và bạn đợi sự thử lại của giá để vào lệnh thì bạn đã “mất ăn”. Giá không thử lại R1 sau khi phá vỡ. Cả R1 và R2 sau khi phá vỡ đều không được thử lại
Hãy xem cách EURUSD cố gắng tăng lên đến R3
Tuy nhiên, nếu bạn tuân theo phương pháp xông xáo – aggressive – bạn có thể đã bắt phải những tín hiệu sai khi giá không thể tiếp tục đi xa hơn sau khi đã phá vỡ PIVOT POINT. Nếu dừng lỗ của bạn ngắn, bạn sẽ bị dừng lỗ
Sau đó, bạn có thể thấy giá phá vỡ mạnh. Chú ý là giá đã thử lại vùng kháng cự đã gãy
Quan sát khi mà giá đảo chiều sau đó và phá vỡ R3, vẫn còn cơ hội để đặt lệnh bán khi giá thử lại vùng kháng-cự-chuyển-thành-hỗ trợ (resistance turned suPivot Pointort – turned resistance) (có thể tìm đọc lại trong các bài học trước về vấn đề này)
Hãy nhớ rằng, một khi mức hỗ trợ bị phá vỡ, nó thường trở thành mức kháng cự. Ngược lại, kháng cự khi bị phá vỡ cũng có thể trở thành hỗ trợ và yếu tố này giúp vào lệnh an toàn hơn
Đặt dừng lỗ và chốt lời với giao dịch kiểu phá vỡ với Pivot Point
Một điều khó khăn khi giao dịch kiểu phá vỡ là chọn điểm để đặt lệnh dừng lỗ. Không giống như giao dịch khi giá đi ngang, việc giao dịch kiểu phá vỡ là phải tìm kiếm những biến động nhanh và mạnh
Một khi một mức nào đó bị phá vỡ, theo lý thuyết, vùng đó sẽ trở thành “hỗ trợ thành kháng cự” hoặc “ kháng cự thành hỗ trợ”
Nếu bạn đặt lệnh mua khi giá phá vỡ R1, bạn cần đặt dừng lỗ phía dưới R1 một chút
Hãy quay lại ví dụ với EURUSD phía trên để xem vùng mà bạn có thể đặt dừng lỗ
Để đặt điểm chốt lời, bạn có thể chú ý đến vùng PIVOT POINT hỗ trợ hoặc kháng cự tiếp theo như là các vùng có thể đặt chốt lời. Rất ít khi mà giá có thể phá vỡ tất cả các mức của PIVOT POINT, ngoại trừ khi có tin kinh tế quan trọng hoặc sự kiện bất ngờ diễn ra
Hãy xem lại ví dụ bên trên về EURUSD một lần nữa và đặt tất cả chốt lời và dừng lỗ lên biểu đồ
Trong ví dụ này, một khi bạn thấy giá phá vỡ R1, bạn nên đặt dừng lỗ phía dưới R1. Nếu bạn tin rằng giá sẽ tiếp tục tăng, bạn cần giữ lệnh của mình và chuyển điểm dừng lỗ lên dần nếu biến động giá vẫn tiếp tục đúng hướng. Bạn cần xem xét cẩn thận và điều chỉnh cho phù hợp.
Cũng như các phương pháp khác, bạn cần cẩn thận với những rủi ro khi giao dịch theo kiểu phá vỡ PIVOT POINT
Trước tiên, bạn sẽ không biết rằng liệu giá có đi tiếp hay không. Bạn luôn suy nghĩ rằng giá sẽ tiếp tục tăng sau khi vào lệnh, nhưng nhiều khi bạn lại bị trúng đỉnh hoặc trúng đáy, có nghĩa là bạn đã bị trúng tín hiệu sai
Thứ hai, bạn sẽ không biết chắc liệu đó có phải là tín hiệu phá vỡ thực sự hay không, hay chỉ là một biến động bất thường do một thông tin kinh tế quan trọng nào đó gây ra. Sự tăng giảm bất thường là biến động thường diễn ra khi có một thông tin quan trọng đang được công bố, vì vậy, bạn cần nắm rõ những thông tin quan trọng và cẩn thận với những thông tin có trong lịch công bố thông tin trong ngày hoặc trong tuần
Cuối cùng, cũng giống như giao dịch khi giá đi ngang, tốt nhất là đợi giá phá vỡ các vùng hỗ trợ và kháng cự quan trọng mới vào lệnh. Nhiều khi chúng ta nghĩ giá đang phá R1 nhưng lại không chú ý rằng có một kháng cự mạnh nằm phía trên R1 một chút. Giá có thể phá R1 nhưng lại chạm vào kháng cự mạnh phía trên và giảm điểm trở lại
Bạn cần nắm rõ thêm kiến thức về hỗ trợ và kháng cự, mô hình nến, chỉ báo kỹ thuật động lượng để giúp có một tín hiệu giao dịch tốt hơn và nhằm xác định xem sự phá vỡ này là thực hay không