Bài 34 Giao dịch giá sideway với Pivot Point
Cách đơn giản nhất để sử dụng các mức pivot Point là dùng nó như các vùng hỗ trợ, kháng cự. Cũng như các vùng hỗ trợ và kháng cự khác, giá sẽ liên tục chạm vào các vùng giá hỗ trợ và kháng cự tạo bởi pivot Point. Càng nhiều lần giá chạm vào các vùng Pivot Point và xoay chiều thì vùng đó càng mạnh hơn. Ý nghĩa của từ “xoay” – pivot – có nghĩa là chạm vào và đảo chiều.
Nếu bạn thấy rằng vùng Pivot Point có thể được giữ vững thì đó có thể là cơ hội giao dịch cho bạn
Nếu giá đang ở gần vùng kháng cự phía trên, bạn có thể đặt lệnh bán với dừng lỗ nằm trên kháng cự. Đơn giản như là bạn đang giao dịch với hỗ trợ và kháng cự bình thường thôi. Không có gì khó cả
Hãy xem ví dụ về GBPUSD trên biểu đồ 15 phút dưới đây
Trên biểu đồ phía trên, bạn có thể thấy giá đang thử lại vùng hỗ trợ S1. Nếu bạn cho rằng vùng này có thể giữ vững thì bạn nên đặt lệnh mua với dừng lỗ nằm phía dưới vùng hỗ trợ S2 tiếp theo
Nếu giá giảm mạnh xuống dưới S1 và S2 thì bây giờ, các vùng này quay ra tạo thành kháng cự
Nếu bạn tin tường và mạnh dạn về việc S1 sẽ giữ vững, bạn có thể đặt dừng lỗ chỉ dưới S1 một chút
Đối với chốt lợi, mục tiêu có thể là PP hoặc R1 vì cả 2 cái này có thể tạo kháng cự.
Hãy xem giá đã đi đâu kể từ biểu đồ bên trên
Giá đã không thể xuyên xuống thêm và S1 được giữ vững. Sau đó, giá tăng lại lên đến PP và bạn đã chốt lời thành công.
Tất nhiên mọi thứ không chỉ đơn giản như vậy và bạn không nên chỉ dựa vào PP để giao dịch. Bạn có thể chú ý xem liệu các vùng PP có trùng với các hỗ trợ và kháng cự trước đó hay không. Đồng thời, bạn cũng có thể kết hợp với mô hình nến hoặc các chỉ báo kỹ thuật khác để giúp bạn có tín hiệu xác nhận nhiều hơn
Ví dụ, nếu bạn thấy một nến doji xuất hiện ở vùng S1 hoặc stochđang nằm trong trạng thái quá bán thì khả năng về việc S1 được giữ vững là cao hơn
Thông thường, hầu hết giao dịch nằm trong biên độ giữa S1 và R1, thỉnh thoảng giá sẽ chạm tới S2 và R2. Còn đối với S3 và R3, hiếm khi giá chạm vào vùng này