Bài 22 Tác động của thị trường chứng khoán đển thị trường Ngoại hối
Nikkei và USD / JPY
Trước khi suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu vào năm 2007, khi hầu hết các quốc gia chống chọi với việc nhiều quý liên tiếp tăng trưởng GDP âm. chỉ số Nikkei và tỷ giá USD / JPY đang trong tình trạng tương quan nghịch.
Giới đầu tư tin rằng biểu hiện của thị trường chứng khoán Nhật Bản thể hiện sức khỏe của nước đó, vì vậy khi Nikkei tăng thì JPY tăng theo
Điều ngược lại cũng đúng. Bất cứ khi nào chỉ số Nikkei giảm thì USD/JPY lại tăng
Khi khủng hoảng tài chính, các mối quan hệ chứng khoán và ngoại hối bắt đầu điên rồ lên, cứ như là Lindsay Lohan vậy.
Chỉ số Nikkei và USD/JPY được biết là di chuyển trái chiều, bây giờ di chuyển theo cùng một hướng!
Ngạc nhiên phải không !?
Ai lại nghĩ thị trường chứng khoán lại có liên can gì đó với thị trường ngoại hối?
Có mà. Rồi bạn sẽ thấy
Tương quan giữa USD / JPY và chỉ số Dow Jones
Chúng ta hãy nhìn vào mối tương quan giữa USD/JPY và chỉ số Dow Jones. Dựa trên những gì bạn đã đọc trước đó, bạn có thể giả định rằng tỷ giá USD/JPY và chỉ số Dow Jones sẽ được tính tương quan cao.
Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ dưới đây sẽ cho bạn biết rằng không phải vậy. Tương quan giữa 2 món này không cao lắm
Hãy nhìn vào chỉ số Dow Jones (đường màu xanh).
Nó đạt đỉnh ở 14.000 vào cuối năm 2007 trước khi rớt giống như một củ khoai tây trong năm 2008. Đồng thời, USD/JPY (đường màu cam) cũng giảm, nhưng không phải là mạnh như chỉ số Dow Jones.
Điều này như một lời nhắc nhở rằng mối tương quan chưa chắc đã là một điều gì đó chắc chắn. Chúng ta cần xem đến cả phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và cả tâm lý thị trường nữa đó.