Mô hình nến Upside Gap Two Crows
mô hình nến Upside Gap Two Crows
mô hình nến Upside Gap Two Crows là mô hình cụm 3 nến xuất hiện khi giá đang trong xu hướng tăng và cho tín hiệu giá đảo chiều sang xu hướng giảm. Sau một đợt tăng giá, nến 1 là một cây nến tăng giá mạnh. Nến thứ 2 là nến giảm giá có khoảng trống giá (gap tăng) bên trên nến 1. Thân nến 2 phải nằm trên thân nến 1. Nến thứ 3 là một nến giảm giá có khoảng trống giá bên trên nến 2, nhưng đến khi kết thúc phiên giao dịch, giá đóng cửa lại nằm bên dưới nến thứ 2. Thân nến thứ 3 phải nhận chìm (bearish engulfing) thân nến thứ 2.
Phân tích tâm lý mô hình Upside Gap Two Crows
Nến 1 là nến tăng giá theo đà tăng của xu hướng cũ trước đó. Nến thứ 2 có gap up, có giá mở cửa cao hơn và tạo nên đỉnh mới cho xu hướng. Tuy nhiên, giá đóng cửa thấp hơn gây bất ngờ cho bên mua vì họ vẫn là bên kiểm soát thị trường. Tuy vậy, bên mua vẫn cảm thấy thoải mái khi nến 2 vẫn đang đóng cửa bên trên nến 1. Nến thứ 3 là sự cố gắng của bên mua để tạo nên đỉnh mới cho xu hướng tăng. Giá xuất hiện gap up bên trên thân nến thứ 2, tuy nhiên áp lực tăng này không kéo dài được lâu và bên bán đã nắm bắt cơ hội để đẩy giá xuống bên dưới thân nến thứ 2. Ngay tại thời điểm này, bên mua hoàn toàn cảm thấy lo lắng bởi liên tục 2 nến gắng sức tạo đỉnh mới cho xu hướng tăng hoàn toàn bị từ chối bởi bên bán. Cũng theo Nison (1991, trang 98), nếu nến 4 không thể tạo đỉnh mới, các Trader sẽ kì vọng giá giảm tiếp theo sau đó. Nison cũng cho rằng nếu các Trader đặt lệnh bán thì nên đặt dừng lỗ bên trên đỉnh cây nến giảm giá.
Biểu đồ minh họa mô hình Upside Gap Two Crows
Nến 1 là nến tăng giá. Nến 2 có gap up (khoảng trống giá tăng) và là một nến giảm có thân nến nhỏ với thân nến nằm bên trên nến 1. Nến 3 của mô hình lại xuất hiện gap up, nhưng bên bán lúc này đã đẩy giá xuống sâu. Thân nến 3 nhận chìm thân nến 2. Nến 4 thất bại trong việc cố gắng tạo đỉnh mới cho xu hướng và cho thấy bên mua lúc này đã hoàn toàn kiệt sức. Giá bắt đầu giảm và xu hướng đảo chiều sau đó.