Mô hình nến Three Buddha Top / Bottom – Ba đỉnh / Ba đáy
Mô hình Ba Đỉnh Núi
Mô hình ba đỉnh núi hay ba đỉnh xuất hiện khi giá bật lên 3 lần và thất bại trong việc tạo đỉnh mới cho xu hướng tăng trước đó.
Mô hình đỉnh phật hay mô hình vai đầu vai
Mô hình đỉnh Phật hay mô hình vai đầu vai là biến thể của mô hỉnh ba đỉnh núi trong đó đỉnh giữa cao hơn 2 đỉnh còn lại. Nison (1991, trang 107) cho rằng đỉnh thứ 3 hoàn thành khi xuất hiện nến giảm giá mạnh.
Mô hình ba dòng sông hay mô hình ba đáy (Three River Bottom or Triple Bottom Candlestick Chart Pattern)
Mô hình ba dòng sông hay mô hình ba đáy xuất hiện khi giá giảm 3 lần và thất bại trong việc tạo đáy mới cho xu hướng giảm trước đó.
Mô hình phật ngược hay mô hình vai đầu vai ngược (Inverted Buddha or Inverted Head and Shoulders Pattern):
Mô hình phật ngược hay mô hình vai đầu vai ngược xuất hiện khi đáy ở giữa thấp hơn 2 đáy còn lại. Nison (1991, trang 108) cho rằng để mô hình hoàn thành, giá phải vượt qua đỉnh của vùng đáy.
Biểu đồ mô hình ba đỉnh phật
Biểu đồ giá S&P 500 ETF (SPY) cho ta ví dụ mô hình ba đỉnh phật. Điểm cần chú ý trong mô hình là đỉnh thứ ba thất bại trong việc tạo đỉnh mới bằng hoặc cao hơn đỉnh giữa. Bên mua thất bại trong việc đẩy giá lên cao để ngang với mức giá của đỉnh một và đỉnh hai. Đến khi giá giảm sâu xuống và phá vỡ đường hỗ trợ tạo bởi đáy của đỉnh một-hai và đáy của đỉnh hai-ba, xu hướng đảo chiều thành xu hướng giảm.
Biểu đồ minh họa mô hình phật ngược
Biểu đồ giá Hewlett Packard (HPQ) cho ví dụ mô hình phật ngược với đáy đầu tiên được hình thành sau một đợt tăng giá ngược từ phe mua, đáy thứ 2 xuất hiện mô hình nến búa, và đáy thứ 3 xuất hiện mô hình nhận chìm tăng (bullish engulfing). Cho đến khi giá vượt qua đỉnh của đáy một-hai và đỉnh đáy hai-ba, mô hình phật ngược mới thực sự hoàn thành.