Bài 28 Mô hình Trendlines – Đường xu hướng
Đường xu hướng tăng
Có hai dạng đường xu hướng, đường xu hướng tăng và đường xu hướng giảm. Một xu hướng tăng được thiết lập bởi các đỉnh giá cao hơn và đáy giá cao hơn. Ngược lại, xu hướng giảm được thiết lập bởi các đỉnh giá thấp hơn và đáy giá thấp hơn.
Một xu hướng tăng dễ nhận thấy trên biểu đồ qua thể hiện bởi một đường hỗ trợ. Đường xu hướng được vẽ trên biểu đồ bằng cách nối một đáy với đáy kế tiếp. Điều kiện cần chỉ là giá chạm đường hỗ trợ; tuy nhiên, có nhiều tranh cãi giữa những traders liệu có cần giá thứ ba chạm đường hỗ trợ để xác nhận xu hướng. Rockefeller (2011) cho rằng “kinh nghiệm là bạn nên tin tưởng nhiều hơn vào được xu hướng với 3 lần chạm hoặc hơn. Bạn đang chấp nhận nhiều rủi ro hơn nếu chọn đường xu hướng với chỉ hai lần chạm.” Số lần giá chạm vào đường xu hướng càng nhiều sẽ làm tăng hiệu quả cho một cú phá vỡ trong tương lai. Kirkpatrick & Dahlquist (2010) có một câu châm ngôn về giao dịch: “Khi thời gian càng dài và số lần giá chạm đường xu hướng càng nhiều, thì càng quan trọng khi giá phá vỡ đường xu hướng này”. Bulkowski (2005) củng cố luận điểm đó khi nói: “Tôi kết luận rằng khi có càng nhiều điểm chạm, thì khả năng giá đi sẽ càng mạnh sau cú phá vỡ đường xu hướng”.
Đường hỗ trợ: tín hiệu bán và tín hiệu mua có thể diễn ra
Tín hiệu mua/bán chủ yếu được đưa ra trong một xu hướng tăng là khi giá phá vỡ và đóng bên dưới đường hỗ trợ, thì đó là một tín hiệu bán. Tuy nhiên, cũng nên cẩn thận vì một số nhà giao dịch lớn thường thích đẩy giá xuống dưới một xu hướng tăng trong một vài ngày để mua lên lại khi các Trader khác bán; đây gọi là một sự phá vỡ giả. Rockefeller (2011) khuyên các nhà giao dịch nên nhìn vào thanh giá đứng trước thanh giá phá vỡ dưới đường hỗ trợ và xem liệu giá đóng gần đỉnh của thanh giá (nhiều khả năng dấu hiệu phá vỡ sau đó là giả) hay gần đáy của thanh giá (nhiều khả năng sự phá vỡ ngày hôm sau là thật).
Đường xu hướng hỗ trợ cũng có thể được dùng cho tín hiệu mua, Rockefeller (2011) chỉ ra rằng một số nhà giao dịch mua khi giá nảy lên lại khỏi đường hỗ trợ lần thứ ba.
Vòng thời gian thông thường của đường hỗ trợ
Bulkowski (2005) cho rằng khoảng thời gian thông thường giữa các lần chạm đường xu hướng là khoảng 28 ngày, so với tổng thời gian trước khi xảy ra sự phá vỡ là 137 ngày.
Trung bình mức giảm tối đa sau phá vỡ
Những nghiên cứu của Bulkowski (2005) kết luận mức giảm trung bình khi phá vỡ xuống dưới đường hỗ trợ là 16%, khi điểm chạm đường hỗ trợ là từ 4 trở xuống.
Đường xu hướng giảm
Một xu hướng giảm được thể hiện trên biểu đồ bằng một đường xu hướng kháng cự. Đường kháng cự này được vẽ từ đỉnh cao nhất này đến đỉnh cao nhất tiếp theo. hai đỉnh kết nối với nhau chính là điều kiện cần cho sự xuât hiện của đường xu hướng; tuy nhiên, ba lần chạm của Ba đỉnh thấp dần thì vẫn tốt hơn.
Đường kháng cự xu hướng: tín hiệu mua
Một tín hiệu mua được thiết lập khi giá phá vỡ và đóng trên đường kháng cự dốc xuống. Ngược lại, một tín hiệu bán được thiết lập khi giá bật xuống khỏi đường kháng cự lần ba.
Vòng thời gian thông thường của đường kháng cự
Bulkowski (2005) cho thấy chu kỳ thời gian thông thường giữa hai lần chạm đường xu hướng là 29 ngày, so với tổng thời gian trước phá vỡ là 139 ngày.
Trung bình mức tăng tối đa sau phá vỡ
Nghiên cứu của Bulkowski (2005) kết luận mức tăng trung bình là 33% khi giá phá vỡ đường kháng cự có 3 lần chạm; 38% với 4 lần chạm và 57% với 5 lần chạm.
Mục tiêu giá
Để tính toán mục tiêu giá của một mức phá vỡ đường xu hướng, ta có thể dùng công thức sau của Bulkowski (2005):
- Phá vỡ đường hỗ trợ của xu hướng tăng để đi xuống:
Giá phá vỡ – ((Giá ở đỉnh cao nhất – Giá mức hỗ trợ tại thời điểm giá đạt đỉnh cao nhất)x 63%)
- Phá vỡ đường kháng cự của xu hướng giảm để đi lên:
Giá phá vỡ + ((Giá ở mức kháng cự tại thời điểm giá đạt đáy thấp nhất – Giá ở đáy thấp nhất) x 80%)
Các đặc điểm giúp tăng độ hiểu quả của tín hiệu mua bán
Các đặc điểm lưu ý để tăng độ hiệu quả của tín hiệu mua bán trong đường kháng cự và hỗ trợ xu hướng được Bulkowski đưa ra như sau:
- Càng có nhiều lần chạm đường xu hướng, càng củng cố thêm lực đi của giá sau khi phá vỡ.
- Khoảng cách thời gian giữa các lần giá chạm càng xa thì lực đi của giá phá vỡ sau đó sẽ càng mạnh mẽ. Đối với các lần chạm của xu hướng giảm, thời gian trung bình là 29 ngày, đối với xu hướng tăng thì thời gian trung bình là 28 ngày.
- Đường xu hướng càng dài thì lực đi của giá càng mạnh sau khi giá vượt đường xu hướng. Độ dài trung bình cho một đường hỗ trợ xu hướng dốc lên là 137 ngày, đối với đường kháng cự xu hướng dốc xuống thì con số này là 139 ngày.
- Một đường xu hướng nông (từ 45 độ trở xuống) thì đáng tin tưởng hơn một đường xu hướng dốc (từ 60 độ trở lên)
Biểu đồ minh họa cho đường hỗ trợ xu hướng
Biểu đồ trên của S&P 500 ETF (SPY) minh hoạ một đường xu hướng hỗ trợ trong xu hướng tăng với ba lần giá chạm. Đường hỗ trợ xu hướng giả đầu tiên bị phá vỡ vào trong xu hướng trong vòng 31 ngày, điều này hoàn toàn cách xa thời gian khuyến nghị của Bulkowski là 137 ngày và nó cũng chỉ có hai lần giá chạm, không phải là ba lần để xác nhận xu hướng tăng. Đường hỗ trợ xu hướng thật bị phá vỡ vào ngày 134 về sau và các lần chạm của xu hướng tăng này cách nhau lần lượt 35 và 65 ngày.
Biểu đồ minh họa cho đường kháng cự xu hướng
Biểu đồ trên của Dow Jones Industrial Average ETF (DIA) minh hoạ một đường xu hướng kháng cự trong xu hướng giảm. Biểu đồ cho thấy sự phá vỡ giả đầu tiên xay ra trong ngày thứ 44, hoàn toàn cách xa khung thời gian khuyến nghị 139 ngày của Bulkowski. Ta cũng nên chú ý khoảng cách giữa các đỉnh tạo ra đường kháng cự tạm thời lần lượt là 11 và 4 ngày; lần này thì nó khá gần với thời gian mà Bulkowski đưa ra là khoảng 29 ngày. Một sự phá vỡ giả kế tiếp xảy ra sau 110 ngày và khoảng cách giữa các đỉnh tạo ra một đường kháng cự tạm thời là 49 và 19 ngày. Đường kháng cự xu hướng giảm cuối cùng là 259 ngày với khoảng cách giữa các đỉnh là 125 và 76 ngày. Sự phá vỡ cuối cùng tạo bởi một thanh giá lớn đóng gần đỉnh của thanh này.