Bài 20 Mô hình giá Pennant – Cờ đuôi nheo
Mô hình pennant (cờ đuôi nheo) trong xu hướng tăng
Trong xu hướng tăng, mô hình pennant là một mô hình tiếp diễn bao gồm một xu hướng tăng, theo sau là một tam giác giá hồi lại, thường theo chếch xuống, nhưng cũng có thể đi ngang hoặc dốc lên, và hai đường kháng cự và hỗ trợ hội tụ với nhau tạo thành một hình tam giác và chứa các biến động giá trong giai đoạn hồi lại. Vì là một mô hình tiếp diễn, sau một đợt tăng giá mạnh, tín hiệu mua được đưa ra khi giá phá vỡ lên trên đường kháng cự của pennant và đi lên cao hơn.
Để xem về loại cờ đuôi nheo có lợi nhuận tốt, đọc phần Cờ cao và hẹp.
Mô hình Pennant trong xu hướng giảm
Pennant trong xu hướng giảm thì ngược lại. Giá giảm, theo sau là một vùng tam giác hồi lại chếch lên và sau đó tín hiệu bán được thiết lập khi giá phá vỡ xuống dưới mức hỗ trợ của cờ đuôi nheo.
Trung bình mức tăng tối đa sau phá vỡ
Nói một cách chi tiết hơn, mô hình cờ đuôi nheo trước xu hướng tăng nên nằm ở góc 45 độ hơn là nằm thẳng đứng để đạt được kết quả tốt nhất (theo Kirkpatrick & Dahlquist, 2010, trang 330). Trung bình, một cờ đuôi nheo trong xu hướng tăng sẽ có mức tăng trung bình 25%.
Trung bình mức giảm tối đa sau phá vỡ
Trong khi đó, với xu hướng giảm thì mức giảm trung bình là 19% (theo Bulkowski, 2005). Một mô hình cờ đuôi nheo nên xuất hiện trong vòng vài tuần, nếu lâu hơn thì nó được xem là mô hình tam giác.
Mục tiêu giá
Theo phân tích kĩ thuật truyền thống, Một mức giá mục tiêu cho các mô hình cờ đuôi nheo “được tính bằng cách lấy khoảng cách từ lúc xu hướng đi rõ ràng, không nhất thiết phải là đầu tiên của toàn bộ xu hướng, đến mốc đảo chiều đầu tiên trong mô hình và thêm nó vào giá phá vỡ” . Bulkowski (2008), trong nghiên cứu biểu đồ của ông, cho thấy công thức tính mức giá mục tiêu chính xác hơn sau đây:
- Cờ đuôi nheo trong xu hướng tăng:
Giá thấp nhất của cờ đuôi nheo + ((Độ cao của cột cờ)x60%)
- Cờ đuôi nheo trong xu hướng giảm:
Giá cao nhất của cờ đuôi nheo – ((Độ cao của cột cờ)x51%)
Các đặc điểm lưu ý để tăng độ hiệu quả của mô hình Pennant
Theo Bulkowski (2005), các đặc điểm lưu ý để tăng độ hiệu quả của mô hình cờ đuôi nheo bao gồm:
- Cờ đuôi nheo đạt hiệu quả cao nhất khi ở đáy 1/3 phần biên độ giá thấp nhất trong năm, không cần biết nó đang xảy ra trong xu hướng tăng hay giảm.
- Một cờ đuôi nheo hẹp thì được đánh giá cao hơn một cờ đuôi nheo rộng. Cờ đuôi nheo rộng có những khoảng trắng nơi mang đến sự tách biệt giữa đỉnh các thanh giá và khoảng trên đường kháng cự và đáy các thanh giá và khoảng dưới đường hỗ trợ.
- Giá hồi của cờ đuôi nheo nên đi ngược lại xu hướng. Nếu giá hồi của cờ đuôi nheo thuận theo xu hướng thì mô hình không đạt hiệu quả.
Biểu đồ minh họa mô hình Pennant trong xu hướng tăng
Biểu đồ trên của Exxon Mobile (XOM) minh họa một mô hình cờ đuôi nheo trong xu hướng tăng. Giá tăng từ dưới lên và được tích lũy, tạo ra một cờ đuôi nheo dốc xuống đối lập. Như kì vọng, giá sẽ vượt qua đường kháng cự ở trên và tiếp tục xu hướng tăng.
Biểu đồ minh họa mô hình Pennant trong xu hướng giảm
Biểu đồ trên của Intel (INTC) minh họa một mô hình cờ đuôi nheo trong xu hướng giảm. Giá giảm rồi sau đó tích lũy với sự hình thành cờ đuôi nheo ở dốc lên. Một khi giá giảm phá vỡ đường hỗ trợ của cờ đuôi nheo, một tín hiệu bán sẽ được đưa ra, và trong biểu đồ này, giá đã đi xuống. Sử dụng công thức tính mục tiêu giá của Bulkowski, một người giao dịch có thể thoát lệnh và có lợi nhuận trước khi giá bắt đầu đi lên trở lại.