Bài 2 Mô hình giá Broadening Right Angle
Mô hình Right-Angled Broadening & Ascending (RBA)
Mô hình RBA khá giống mô hình đỉnh và đáy mở rộng, ngoại trừ việc có một đường kháng cự hoặc hỗ trợ nằm ngang. Mô hình nay có một đường hỗ trợ nằm ngang và đường kháng cự tăng dần.
Mô hình Right-Angled Broadening & Descending (RBD)
Ngược lại, mô hình RBD thì có một đường kháng cự nằm ngang ở trên và một đường hỗ trợ giảm dần.
RBA – Hướng phá vỡ góc
Theo nghiên cứu của Bulkowski (2005), xu hướng giá trước khi tạo mô hình RBA thì thường là xu hướng tăng (67% trong tổng thời gian) thay vì xu hướng giảm (chỉ 33%) và giá phá vỡ xuống bên dưới chiếm đến 66% tổng thời gian so với tình trạng giá phá vỡ đi lên chỉ chiếm 34% tổng thời gian.
RBD – Hướng phá vỡ góc
Mô hình RBD phá vỡ đi lên trên 51% tổng thời gian so với phá vỡ xuống dưới chiếm 49% tổng thời gian. (theo Bulkowski, 2005)
Những đặc điểm quan trọng của mô hình Broading Right Angle
Bulkowski (2005) đưa ra một số đặc điểm quan trọng giúp tăng độ hiệu quả của cả hai mô hình này như sau:
Mô hình tăng dần sẽ đạt hiệu quả cao nhất trong xu hướng kéo dài từ ba tháng trở xuống; còn mô hình giảm dần thì xu hướng nên lâu hơn ba tháng.
Các mô hình tăng dần cao thì hiệu quả hơn các mô hình tăng dần thấp.
Mục tiêu giá
Đối với mục tiêu giá, độ cao của mô hình RBA hay RBD được cộng vào giá phá vỡ phía trên đường kháng cự hoặc xuống dưới đường hỗ trợ để tìm ra một mức giá mục tiêu. Tuy nhiên, Bulkowski (2008) đưa ra một công thức tính chính xác hơn dựa vào các nghiên cứu biểu đồ của ông như sau:
- Mô hình RBA – phá vỡ lên trên:
Mức giá phá vỡ lên trên kháng cự + ((Giá ở đỉnh cao nhất của mô hình – giá ở đáy thấp nhất của mô hình)x 68%)
- Mô hình RBA – phá vỡ xuống dưới:
Mức phá vỡ xuống dưới hỗ trợ – ((giá ở đỉnh cao nhất của mô hình – giá ở đáy thấp nhất của mô hình)x 32%)
- Mô hình RBD – phá vỡ lên trên:
Mức giá phá vỡ lên trên kháng cự + ((Giá ở đỉnh cao nhất của mô hình – giá ở đáy thấp nhất của mô hình)x 63%)
- Mô hình RBD – phá vỡ xuống dưới:
Mức phá vỡ xuống dưới hỗ trợ – ((giá ở đỉnh cao nhất của mô hình – giá ở đáy thấp nhất của mô hình)x 44%)
Biểu đồ minh họa mô hình RBA
Biểu đồ trên của Microsoft (MSFT) minh họa cho mô hình RBA, nơi mà giá đi vào từ phía trên (xuất hiện chỉ 1/3 tổng thời gian) và thoát khỏi ở phía dưới (2/3 tổng thời gian). Nếu ta lấy độ cao thông thường của mô hình trừ đi giá phá vỡ thì sẽ ra một lệnh giao dịch thất bại; tuy nhiên, nêu ta dụng công thức của Bulkowski là lấy độ cao mô hình x 32% thì sẽ ra một lệnh đạt lợi nhuận.
Biểu đồ minh họa mô hình RBD
Biểu đồ trên của AT&T (T) minh hoạ một mô hình RBD khá thành công với một cú phá ngưỡng lên trên. “Thành công” ở đây được nhấn mạnh vì theo nghiên cứu của Bulkowski (2005), mô hình này với một sự phá vỡ lên trên thì được xem là ít hiệu quả nhất trong tất cả các mô hình. Thế nhưng, khi dùng công thức tính mục tiêu giá, lấy độ cao của mô hình cộng giá phá vỡ ta lại thấy có lợi nhuận ở biểu đồ này.