Bài 12 Mô hình giá Horn Top / Bottom
Mô hình Horn Top
Các horn top xuất hiện sau một xu hướng tăng và bao gồm hai cú giật giá cao hơn thông thường với vùng giá đỉnh xấp xỉ bằng nhau (trên một biểu đồ tuần) và một thanh giá ngắn khác ở giữa hai thanh giá kia. Mô hình này nhìn giống như hai cái sừng của con bò hay hình chữ cái “H”. Một tín hiệu bán được kích hoạt khi giá đóng dưới mức đáy thấp nhất của ba thanh giá đã tạo ra mô hình Horn Top.
Mô hình Horn Bottom
Ngược lại, một mô hình Horn Bottom xuất hiện sau một xu hướng giảm và bao gồm hai cú giật giá mạnh hơn thông thường với vùng giá đáy xấp xỉ bằng nhau và ở giữa cũng có một thanh giá ngắn. Một tín hiệu mua được kích hoạt khi giá đóng phía trên đỉnh cao nhất của mô hình. Khi so sánh với mô hình khá tương tự là mô hình pipe bottom and pipe top, Kirkpatrick & Dahlquist (2010) cho rằng mô hình horn top thì “không hiệu quả bằng mô hình pipe bottom and pipe top ”.
Horn Top: Trung bình mức giảm tối đa sau phá vỡ xuống dưới
Theo Bulkowski (2005), độ cao trung bình của khoảng giá đi xuống sau một tín hiệu bán được kích hoạt đối với mô hình Horn Top và trước khi có khoảng đảo chiều điều chỉnh tầm 20% là 21%
Horn Bottom: Trung bình mức tăng sau phá vỡ lên trên
Độ cao trung bình của khoảng giá đi lên sau khi tín hiệu mua được kích hoạt đối với mô hình đáy sừng là 35%
Mục tiêu giá
Theo Bulkowski (2005), mục tiêu giá khuyến nghị cho mô hình Horn Top/Bottom được đưa ra như sau:
- Horn Bottom phá vỡ lên trên:
Giá cao nhất của ba thanh giá trong mô hình + ((Giá cao nhất của ba thanh giá trong mô hình – Giá thấp nhất của ba thanh giá trong mô hình)x 70%)
- Horn Top phá vỡ xuống dưới:
Gía thấp nhất của ba thanh giá trong mô hình – ((Gía cao nhất của ba thanh giá trong mô hình – Gía thấp nhất của ba thanh giá trong mô hình) x 76%)
Các đặc điểm giúp tăng độ hiệu quả cho mô hình Horn Top/Bottom
Các đặc điểm lưu ý để tăng độ hiệu quả cho mô hình này theo Bulkowsi (2005) được liệt kê như sau:
- Mô hình Horn Top sẽ hiệu quả nhất khi nó xuất hiện sau một xu hướng tăng dài hạn, đã kéo dài vài tháng.
- Nên tránh mô hình Horn Top nếu thấy nó xuất hiện sau một xu hướng giảm
- Các đáy sừng dài thì hiệu quả hơn các đáy sừng ngắn.
- Các đáy sừng với đà phá vỡ kèm theo khối lượng giao dịch cao thì cho kết quả tích cực hơn.
Biểu đồ minh họa mô hình Horn Bottom
Biểu đồ tuần của ishare MSCI Spain ETF (EWP) minh hoạt một mô hình Horn Bottom. Nó xảy ra sau một xu hướng giảm; giá trước và sau mô hình đáy sừng thì nằm gần vùng trên của mô hình, nghĩa là mô hình sẽ rất nổi bật và dễ nhận dạng trên biểu đồ. Một khi giá đóng trên đỉnh cao nhất của mô hình, một tín hiệu mua được kích hoạt, và sau đó biểu đồ hiện thị một xu hướng đảo chiều rất lí tưởng lên phía trên