Bank Trader Việt Nam trả lời về điểm khác nhau giữa Trader cho Ngân Hàng và Trader cá nhân nhỏ lẻ
Đầu tiên xin cảm ơn bác @Trader HKT’s vì 2 câu trả lời rất chi tiết, bổ ích và nhiều kiến thức trong mục Tuyển dụng trader ở VN, thật hay giả?. Câu trả lời thứ 2 của bác @Trader HKT’s là rất chi tiết cụ thể về những điểm giống và khác nhau giữa Trader cho Ngân Hàng và Trader cá nhân nhỏ lẻ. Tôi xin trích riêng câu trả lời đó thành 1 bài để anh em đọc và biết thêm.
Anh em nào thích đọc nguyên văn thì vào đây nhé
1. Hỏi: Em tò mò một chút mong bác giải đáp, bank trader như bác có trade khác với các retail trader nhiều lắm không ?
Trả lời:
KHÁC bác à. Các bác ngoài đa phần hiểu từ Trader là tự doanh, thực tế nghiệp vụ nó rộng hơn. Tùy sản phẩm trade là gì. Và khi đó đòi hỏi người Trader cũng phải hiểu biết rộng hơn.
– Với các bác ngồi nhà ôm MT4 hay Platform để tự doanh, mục đích các bác là trade ăn chênh lệch giá.
– Với Bank mục tiêu của nó là lợi nhuận, ổn định hệ thống, cung cấp sản phẩm cho khách hàng, các nghiệp vụ về vốn và tự doanh chỉ chiếm rất nhỏ trong đó.
– Điểm khác nhau là bank họ coi nghiệp vụ tự doanh như là 1 mảng tăng thêm. Các bác coi nó là lợi nhuận chính.
– Điểm giống nhau: Dù là ai thì điều phải biết tất cả các kiến thức từ PTCB, PTKT cho đến các nghiệp vụ về vốn, thị trường,….
2. ví dụ bác cũng tự tạo ra system của riêng mình rồi trade hay là bank đã có systemcủa riêng họ rồi bác chỉ việc làm theo thôi hoặc khi bác trade bác có những đồ chơi mà anh em retail trader mơ cũng ko dc ?
Trả lời:
Về đồ chơi: Thông thường tại bank Việt Nam họ xài 1 trong hai cái sau Thomson Reuters hoặc Bloomberg Terminal. Nhà giàu thì chơi luôn hai cái. Ngoài ra họ còn nhiều thứ khác bổ trợ cũng như nhiều phòng ban bổ trợ riêng. Ví dụ về đi tiền thì Thanh toán quốc tế lo, tiếp quốc tế thì có quan hệ quốc tế bỗ trợ. Quỹ thì có ngân quỹ lo… Tuy nhiên nếu đúng thì Trader phải biết và hiểu nghiệp vụ.
Về system: Thực tế có nhiều bác đang coi trọng cái gọi là trader system gồm một hệ thống các công cụ về PTKT code sẵn hoặc tự code.Với tớ cho rằng nó chỉ là cái bức tranh hoặc 1 cái bản đồ cho dễ nhìn thôi chứ k phải là cái la bàn để các bác biết chính xác đâu. Bản chất của PTKT chỉ có 2 thông số gồm GIÁ và VOLUME. Từ việc giá và volume này sẽ tạo ra xu hướng và các chỉ báo (indicator) cho đến các chỉ báo oscalitor …Luyện đến mức nào đó mà nhìn bảng giá chiến được thì đỉnh rồi.
Tại bank ko có system sẵn, họ chỉ có công cụ trade, đối tác trade, nghiệp vụ trade, sản phẩm trade… COn người vẫn phải làm việc, k có robot để thay thế vì robot k biết nghiệp vụ. Phần mềm hỗ trợ để xem khối lượng khớp, giá bình quân, phần mềm chốt giá tự động (plasform) thì có …
3. 1 câu hỏi nữa là bank họ tuyển trader cho họ có khó không bác? thực sự loay hoay với forex mãi cũng nhàm em muốn tìm hiểu về các nghiệp vụ khác như foward futures options. Cảm ơn bác nhiều. Tuyển thì cũng không khó lắm.
– Dạo trước nghề này cũng hiếm, giờ thì nhiều rồi. Tùy định hướng lãnh đạo, tùy Gu, Tùy các điều kiện khác mà có chỗ đòi hỏi nhiều chỗ đòi hỏi ít… Thông thường tại VN các trading room họ yêu cầu như sau:
+ CFA có chỗ yêu cầu level 1, 2 hoặc full tùy vị trí.
+ CMT cái này vài bank đã bắt đầu yêu cầu.
+ Tốt nghiệp ĐH khối kinh tế công lập.
+ Biết PTCB, KT.
+ Có kinh nghiệm.
+ Tiếng Anh: Đa phần đòi Full….
– Thực tế thì anh em sẽ khó ứng tuyển lắm vì sao: Nghề này trader nó chạy lòng vòng bank này bank kia, vừa nghĩ là bank khác nó lôi về. Số còn lại tuyển mới mỗi năm rất ít. Ít là vì do đa phần chỉ làm hội sở, mà có bao nhiêu cái hội sở đâu. Mà hội sở thì cũng chỉ tuyển vài ba em, chưa tính con các sếp đi học về được đẩy vào … Nói chung là khó vào. CÒn thi thì cũng bình thường không khó lắm. Năm 2009 phòng 40 người lấy 6 người… Tỉ lệ chọi thấp hơn thi đại học.
– 6 người này ko phải ai cũng làm tự doanh, có người làm back office, có người làm mảng mua bán chi nhánh, có người làm mảng phân tích, ….
4. thực sự loay hoay với forex mãi cũng nhàm em muốn tìm hiểu về các nghiệp vụ khác như foward futures options ?
Trả lời:
Riêng về mảng forward, các bank làm nhiều vì họ làm cho các doanh nghiệp. NGhiệp vụ tương đối giống sách vỡ các trường đang dạy.
Futures và Options thì có bank làm có bank ko. Tùy vào underlying asset là gì (tài sản cơ sở là gì) mà cách làm về FUtures và Options có cái sự khác nhau. Tuy nhiên về Futures và OPTIONs thì đa phần các bank họ làm cấn trừ từ lá Cash setlement không có giao nhận – NÓI CHO NHANH NÓ CÀ CỜ BẠC HỢP PHÁP. Điều này làm cho cái sản phầm Futures và OPtions vốn bản chất là phòng thủ rủi ro (Derivaties) giờ biến tướng thành cờ bạc có thời hạn chốt.
Về Futures và OPTIONs thì hiện tại các doanh nghiệp FDI họ làm tốt hơn. Các sản phẩm của họ cung ứng là đúng bản chất. VN có 3 phân khúc commodities đang được FDI cung ứng mạnh là Cà phê, Gạo, Dầu mỏ …
Nên bỏ tư tưởng học Futures chung chung, chọn 1 sản phẩm dễ đọc, dễ hiểu, dễ nghiên cứu, nghiên cứu thật kỹ nền tảng Underlying Asset là gì thì mới hiểu được Futures là gì. Kiến thức của nó khác nhiều với sách vở các trường kinh tế đang dạy. Vì đa phần các thầy cô cũng chưa được tiếp cận nghiệp vụ này bao giờ. Về Futures muốn biết chỉ có duy nhất chui vào FDI và hy vọng nó cho sách hoặc đưa đi đào tạo mới ok được. Ko thì cũng vậy thôi. Đọc sách vở hoặc kiến thức tại bank ko làm được .
Đôi lời !
Đề nghị bác @Trader HKT’s chuyển địa chỉ qua thread này để trả lời các thắc mắc của anh em nhé
Một lần nữa cảm ơn bác @Trader HKT’s