Bài 25 Phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật là gì?
Là việc người giao dịch học về những biến động của giá
Nguyên lý của học thuyết này là việc người ta có thể nhìn vào những biến động giá trong quá khứ để xác định tình hình hiện tại và những biến động có thể xảy ra
Về mặt lý thuyết, lý do để sử dụng phân tích kỹ thuật trong giao dịch là việc tất cả những thông tin về thị trường trong thời điểm hiện tại đều được phản ánh vào giá. Nếu giá đã phản ánh tất cả những thông tin bên ngoài thì những hành động của giá là cái duy nhất chúng ta cần để giao dịch
Bạn đã từng nghe câu nói nổi tiếng này chưa “ Lịch sử thường sẽ lặp lại”
Đó chính là điều phản ánh phân tích kỹ thuật là gì. Ví dụ nếu giá thường được hỗ trợ hoặc bị kháng cự ở một vùng nào đó trong quá khứ thì những người giao dịch sẽ để ý đến nhừng điểm đó và thường đặt những lệnh giao dịch dựa theo những mức giá lịch sử này
Phân tích kỹ thuật thường tìm kiếm những mô hình đã được thể hiện trong quá khứ với suy nghĩ rằng những mô hình này sẽ phản ứng 1 cách tương tự trong hiện tại như nó đã từng làm
Trong thuật ngữ giao dịch, khi một ai đó nói về phân tích kỹ thuật, điều đầu tiên chúng ta nên nghĩ đến là biểu đồ. Phân tích kỹ thuật sử dụng các biểu đồ vì nó là cách dễ dàng nhất để xem được dữ liệu giá
Bạn có thể nhìn vào dữ liệu giá quá khứ để xác định xu hướng và các mô hình, qua đó có thể tìm những cơ hội để giao dịch. Bên cạnh đó, với sự trợ giúp của các chỉ báo kỹ thuật – indicator – việc giao dịch có thể hiệu quả hơn
Cần lưu ý rằng phân tích kỹ thuật mang tính chủ quan rất cao, có nghĩa là cùng 1 biểu đồ nhưng mỗi người lại nhận định theo 1 kiểu riêng không giống nhau, dựa trên quan điểm cá nhân
Điều quan trọng là bạn cần nắm rõ những khái niệm trong phân tích kỹ thuật, từ đó bạn sẽ không bỡ ngỡ khi nghe về fibonacci, bollinger bands hay pivot Points mà bạn sẽ được học sau này