Bài 38 Mô hình Gap – Khoảng trống giá / Khoảng nhảy giá
Khoảng nhảy giá tăng (Gap up)
Một khoảng nhảy giá là một khoảng giá mà trong đó không có cổ phiếu hoặc hợp đồng nào được giao dịch. Một khoảng nhảy giá bật lên xảy ra khi đáy của ngày thứ 2 cao hơn đỉnh của ngày thứ 1.
Khoảng nhảy giá giảm (Gap down)
Ngược lại với khoảng nhảy giá bật lên thì khoảng nhảy giá bật xuống xảy ra khi đỉnh của ngày thứ 2 thấp hơn đáy của ngày thứ 1.
Lấp đầy khoảng nhảy giá (Filling the Gap)
Lấp đầy khoảng nhảy giá là các thanh giá tiếp theo sau khoảng nhảy giá có những mức giá bằng vùng giá đã bị mất trong giao dịch giữa người mua và người bán, tạo ra gap.
Các loại khoảng nhảy giá
Có rất nhiều loại khoảng nhảy giá trong phân tích kỹ thuật bao gồm: Breakaway, Continuation/Runaway, Exhaustion, Common, và Opening.
* Khoảng nhảy giá Breakaway
Khoảng nhảy giá Breakaway xảy ra khi giá phá vỡ từ một vùng đi ngang (khu vực giá với sự hình thành của đường hỗ trợ và kháng cự) và bắt đầu một xu hướng mới. Để cụ thể hơn, Kirkpatrick và Dahlquist (2010) khẳng định rằng khoảng nhảy giá Breakaway nên hình thành một đỉnh mới (đối với khoảng nhảy giá Breakaway bật lên) hoặc một đáy mới (đối với khoảng nhảy giá Breakaway bật xuống) trong 20 ngày gần nhất và bất kỳ sự hồi lại hướng xuống (đối với một khoảng nhảy giá bật lên) hoặc sự hồi lại huống lên (đối với một khoảng nhảy giá bật xuống) không nên hoàn toàn lấp đầy khoảng nhảy giá (p. 364).
Rockefeller (2011) xác định hai đặc điểm quan trọng của khoảng nhảy giá Breakaway: Đầu tiên, khoảng nhảy giá nên có tỷ lệ lớn tương ứng với biên độ giao dịch bình thường (giá cao của thanh giá trừ đi giá thấp của thanh giá), vì vậy nếu như khoảng giao dịch của một cổ phiếu là $1 , thì một khoảng nhảy giá bật lên hoặc xuống của $5 là lớn; thứ hai, một khoảng nhảy giá Breakaway xảy ra sau một thời gian khi giá đang có xu hướng hơi ngang hoặc di chuyển ngang (p. 125). Kirkpatrick và Dahlquist (2010) phát biểu rằng: “Độ lớn của khoảng nhảy giá dường như là tỷ lệ thuận với độ manh của giá di chuyển tiếp theo” và sự gia tăng về khối lượng có kết hợp với khoảng nhảy giá bật lên nhưng không phải lúc nào cũng kết hợp với khoảng cách bật xuống (p. 364).
Khi giao dịch với khoảng nhảy giá Breakaway, Bulkowski (2005) đề xuất giao dịch theo hướng của khoảng nhảy giá (nghĩa là khoảng nhảy giá bật lên thì mua, khoảng nhảy giá bật xuống thì bán) với khoảng nhảy giá Breakaway được đi kèm với khối lượng cao; ông cũng nói rằng những khoảng nhảy giá lớn luôn tốt hơn những khoảng nhảy giá nhỏ hơn.
* Khoảng nhảy giá Continuation hoặc khoảng nhảy giá Measuring hoặc khoảng nhảy giá Runaway
Khoảng nhảy giá Runaway xảy ra trong một xu hướng có sẵn và cho một dấu hiệu là xu hướng đó sẽ tiếp tục. Khoảng nhảy giá Runaway còn được gọi là khoảng nhảy giá Measuring bởi vì vị trí của khoảng nhảy giá có thể dùng để dự đoán mục tiêu giá. Trong xu hướng tăng với một khoảng nhảy giá Runaway bật lên, Bulkowski (2005) nói rằng trong trung bình thì trung tâm của khoảng nhảy giá (đầu khoảng nhảy giá trừ cho đáy khoảng nhảy giá) nằm tại khoảng 43% của đoạn từ điểm đầu của xu hướng tăng đến điểm cuối của xu hướng tăng; cũng tương tự như vậy thì một khoảng nhảy giá Runaway bật xuống xảy ra trong khoảng trung bình là 57% của đoạn từ điểm đầu của xu hướng giảm đến điểm kết thúc của xu hướng giảm.
* Khoảng nhảy giá Exhaustion
Khoảng nhảy giá Exhaustion cũng tương tự như khoảng nhảy giá runaway. Nếu nhứ một khoảng nhảy giá runaway được lấp đầy với một vài thanh giá thì nó sẽ là một khoảng nhảy giá Exhaustion. Với một khoảng nhảy giá Exhaustion thì giá có thể đi ngang sau đó hoặc đảo chiều đi xuống.
* Khoảng nhảy giá Common
Khoảng nhảy giá Common là khoảng nhảy giá không tạo phá vỡ (breaout) từ một vùng sideway (không giống như khoảng nhảy giá Breakaway) và được lấp đầy nhanh chóng (không giống như khoảng nhảy giá runaway). Rockefeller (2011) sử dụng khối lượng như một hướng dẫn cho khoảng nhảy giá Common, tác giả cho biết khoảng nhảy giá Common thường có khối lượng thấp, bởi vì khối lượng thấp có nghĩa là các nhà giao dịch không nhảy vào cuộc để tạo ra một xu hướng mới (p.124).
* Khoảng nhảy giá Opening
Một khoảng nhảy giá Opening là một khoảng nhảy giá tạm thời, chỉ có thể xác định loại nhảy giá gì vào cuối cùng lúc đóng cửa. Một khoảng nhảy giá Opening xảy ra khi giá mở ở trên hoặc dưới biên độ giá của ngày trước đó, khoảng nhảy giá mở hoặc lấp đầy khoảng trống (về cơ bản là khoảng nhảy giá này sẽ trở thành một thanh giá bình thường) hoặc tiếp tục di chuyển theo hướng của khoảng nhảy giá cho đến khi đóng cửa tạo ra một trong những khoảng nhảy giá Breakaway, Runaway, Exhaustion hoặc Common. Nghiên cứu của Kirkpatrick & Dahlquist (2010) cho thấy rằng khi một khoảng nhảy giá không được lấp đầy trong vòng nửa giờ giao dịch đầu tiên, thì tỷ lệ cược được tăng lên, xu hướng này sẽ tiếp tục theo hướng của khoảng nhảy giá.
Ví dụ về biểu đồ khoảng nhảy giá – Tất cả loại khoảng nhảy giá
Biểu đồ của 20+ Year Treasury Bond cho thấy tất cả bốn loại khoảng nhảy giá. Phần đầu của biểu dồ chứa khoảng nhảy giá common. Notice that there is an uptrend followed by a two day retracement downward prior to the common gap. Lưu ý rằng đây là 1 xu hướng tăng, tiếp sau đó là 2 ngày giảm hồi trước khi xuất hiện một Common Gap. Giá mở cửa của khoảng nhảy giá giá là 3.2% (Giá đóng cửa trước khoảng nhảy giá trừ giá mở cửa theo sau khoảng nhảy giá). Chú ý là chỉ trong sáu ngày sau khoảng nhảy giá, giá đã lấp đầy khoảng nhảy giá. Đây là Common Gap vì gap này đi ngược hướng của xu hướng trước đó, khiến nó không được gọi là runaway gap, và nó cũng không phá lên hoặc xuống vùng giao dịch ngang trước đó, nên cũng không được gọi là breakaway ap
Tiếp theo là một khoảng nhảy giá Breakaway. Giá sau khoảng nhảy giá vượt quá ba đỉnh trước đó, vốn tạo ra đường kháng cự trên của kênh giao dịch. Vùng mở cửa của gap là 2.5% (giá mở cửa của thanh giá sau khi nhảy gap trừ cho giá đóng cửa thanh giá trước khi nhảy gap). Thêm nữa, sau khi nhảy gap, giá tiếp tục đi cùng chiều với hướng nhảy gap (hướng lên)
Khoảng nhảy giá tiếp theo là một khoảng nhảy giá Runaway 2% bởi vì hướng của khoảng nhảy giá (hướng lên) cùng hướng với xu hướng trước (xu hướng tăng) và chuyển động của giá cũng cùng hướng với khoảng nhảy giá. Chú ý là khoảng nhảy giá Runaway còn được gọi là khoảng nhảy giá Measuring bởi vì sau khi xuất hiện khoảng nhảy giá Runaway thì các Trader có thể đoán điểm cuối cùng của xu hướng bằng cách nhân đôi khoảng cách giữa điểm bắt đầu xu hướng đến điểm chính giữa của khoảng nhảy giá. Trong biểu đồ trên thì trục thấp (pivot low) đến trục cao (pivot high) là 33% và điểm giữa của khoảng nhảy giá là 15,3%.
Biểu đồ trên cho thấy khoảng nhảy giá cuối cùng là khoảng nhảy giá Exhaustion 3,7%. Giá chuyển động theo chiều của khoảng nhảy giá (hướng lên) nhưng chỉ trong thời gian ngắn (hai ngày). Sau đó, giá giảm xuống. Mười một ngày sau khoảng nhảy giá, khoảng nhảy giá được lấp đầy và đó là một khoảng nhảy giá Exhaustion. Giá được dự đoán sẽ giảm sau đó bởi vì gap này xuất hiện rất trễ trong xu hướng tăng và gap đã được điền đầy.