Bài 30 Mô hình giá Triple Bottom – Ba đáy
Mô hình ba đáy
Mô hình ba đáy bao gồm ba đáy (valley) “VVV” mà có mức giá gần bằng nhau tạo thành một đường hỗ trợ cũng như ở hai đỉnh “AA” tạo thành một đường kháng cự. Giá đi vào vung hình thành mô hình ba đáy từ phía trên và thoát khỏi mô hình bằng cách phá vỡ lên phía trên đường kháng cự.
Diễn giải tâm lý giao dịch của mô hình ba đáy
Mô hình ba đáy xuất hiện trong xu hướng giảm. Giá giảm xuống tạo thành một đáy mới (đáy bên trái của mô hình) , sau đó lại tăng tạo thành một điểm cao thấp hơn (đỉnh bên trái của mô hình) Trên biểu đồ, giá vẫn đang đi trong 1 xu hướng giảm (tạo đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn). Phe bán vẫn xem đỉnh bên trái là một cơ hội bán ra và giá giảm lại 1 lần nữa. Tuy nhiên, đáy ở giữa này không tạo ra được một đáy thấp hơn. Giá lại tiếp tục tăng và giảm xuống một lần nữa tạo thành đỉnh bên phải. Tuy nhiên, ở đáy bên phải, giá lại không thể đi xuống thấp hơn hai đáy trước. Vì vậy cả ba đáy tạo thành một đường hỗ trợ và biểu thị rằng đây là một rào cản lớn là phe bán sẽ phải vượt qua. Sau đó, một hành động phải được thực hiện khi giá tăng đến đỉnh dự đoán thứ ba – liệu người mua có dồn sức để đẩy giá lên cao hơn và phá vỡ lên trên kháng cự rồi làm đảo chiều xu hướng giảm trước mô hình ba đáy hay những người bán sẽ cố thử thêm một lần nữa để duy trì xu hướng giảm? Khi kháng cự bị phá vỡ, quyết định đã được thực hiện và sau một đợt hồi giá lại xuống gần mức kháng cự, giá được kì vọng sẽ đi lên cao hơn nữa
Tín hiệu mua và trung bình mức tăng tối đa của mô hình ba đáy
Tín hiệu mua được kích hoạt khi giá phá vỡ lên trên đường kháng cự sau khi hình thành valley thứ ba “VVV”. Nghiên cứu về biểu đồ này được hoàn thành bởi Bulkowski (2005) và nghiên cứu này giải thích là trung bình mức tăng tối đa sau tín hiệu mua là 37%; tuy nhiên, sự hồi lại sau tín hiệu mua đã được kích hoạt với hướng trở lại đường kháng cự trước đó là rất nhiều, chiếm khoảng 64% thời gian (tức là cứ 100 lần phá vỡ mô hình thì 64 lần giá sẽ quay lại vùng đã phá vỡ); ngoài ra, Bulkowski còn cảnh báo rằng mô hình ba đáy xuất hiện sau một xu hướng tăng lâu dài có hiệu suất rất thấp. Một nghiên cứu của Kirkpatrick & Dahlquist nói rằng mô hình ba đáy với đỉnh thứ hai cao hơn đỉnh thứ nhất một chút thì tốt hơn (2010, p. 313).
Mục tiêu giá của mô hình ba đáy
Thông thường, một nhà phân tích kĩ thuật đề ra một mục tiêu giá bằng cách lấy chiều cao của mô hình (đỉnh trừ cho đáy) và cộng vào vùng giá phá vỡ (đường kháng cự). Tuy nhiên, Bulkowski (2008) đề ra một công thức cụ thể hơn cho mục tiêu giá này:
- Mô hình giá ba đáy phá vỡ lên trên
Mục tiêu giá cho mô hình 3 đáy phá vỡ lên trên
Giá cao nhất của đỉnh + ((Giá cao nhất của đỉnh – Giá thấp nhất của đáy) x 64%)
Biểu đồ minh họa mô hình ba đáy
Biểu đồ phía trên của Procter & Gamble (PG) cho thấy sự hình thành mô hình ba đáy. Sau một xu hướng giảm kéo dài vài tháng, giá đảo chiều sau một cú giật đáy (tạo ra đáy bên trái). Đỉnh bên trái của mô hình ba đáy thật ra đã được chạm bật trong ba lần hoàn toàn khác nhau trước khi giá di chuyển xuống và tạo thành đáy ở giữa. Giá lại tăng lên một lần nữa và tạo thành một đỉnh bên phải có mức giá bằng với đỉnh bên trái. Giá lại giảm xuống tới đường hỗ trợ được tạo ra bởi hai đáy đứng trước và đường hỗ trợ không bị phá vỡ. Giá lại tăng lên đến đường kháng cự tạo ra bởi hai đỉnh và khi giá vượt qua đường kháng cự và đóng ở phía trên xa với đường kháng cự thì đó là một tín hiệu mua. Nhưng như là phổ biến với mô hình ba đáy này thì một sự hồi giá trở lại đường kháng cự sẽ xuất hiện, tuy nhiên, giá sẽ tăng nhanh chóng và hoàn thành một mô hình ba đáy như mong đợi.