Bài 29 Mô hình giá Triangle – Tam giác
Mô hình Triangle (Mô hình tam giác)
Mô hình Triangle có ba loại: Symmetrical (cân), Ascending (tăng dần) và Descending (giảm dần). Cả ba loại đều có chung một điểm là biên độ giá của các thanh giá bên trái lớn hơn (được gọi là vùng khởi điểm) và thanh giá nhỏ dần theo thời gian. Phần bên phải của mô hình gọi là đỉnh tam giác và là vùng có biên độ giá nhỏ nhất.
Mô hình Symmertrical Triangle – Tam giác cân
Mô hình Symmertrical Triangle xuất hiện khi đường kháng cự xu hướng giảm và đường hỗ trợ xu hướng tăng chạm nhau ở phía bên phải của mô hình. Về mặt kĩ thuật, để mô hình tam giác có hiệu lực thì đường kháng cự xu hướng giảm và đường hỗ trợ xu hướng tăng phải có 2 lần chạm của giá.
Hướng phá vỡ và cách đoán định thời điểm phá vỡ của mô hình Symmertrical Triangle
Kirkpatrick & Dahlquist nói rằng sự phá vỡ của mô hình Symmertrical Triangle phá vỡ phía trên khoảng 54% và những đợt phá vỡ này xảy ra khi tam giác được hình thành trung bình khoảng 73-75% (phần bắt đầu hình thành tam giác là 0% và phần đỉnh tam giác là 100%) và khối lượng giao dịch ngày càng tăng của đợt phá vỡ sẽ kết hợp rất tốt với mô hình Symmertrical Triangle.
Hiệu suất khi giá phá vỡ mô hình Symmertrical Triangle
Hiệu suất của mô hình Symmertrical Triangle được đưa ra như sau:
- Giá phá vỡ lên: giá không thể tăng thêm ít nhất 5% chỉ chiếm khoảng 9% tổng thời gian; trung bình mức tăng tối đa trước khi giá giảm 20% là 31%.
- Giá phá vỡ xuống: giá không thể tăng thêm ít nhất 5% chỉ chiếm khoảng 13% tổng thời gian; trung bình mức giá chạy tối đa sau khi bán và trước khi giá hồi lại 20% là 17%.
Mục tiêu giá cho giá phá vỡ của mô hình Symmertrical Triangle
Thường thì các nhà phân tích kĩ thuật lấy chiều cao của mô hình thêm vào hoặc trừ ra giá phá vỡ (Rockefeller, 2011, p. 165). Tuy nhiên, Bulkowski có một công thức khác cho mô hình này:
- Giá phá vỡ lên của mô hình Symmertrical Triangle:
Giá phá vỡ + ((Giá cao nhất của tam giác – Giá thấp nhất của tam giác)x 66%)
-
- Giá phá vỡ xuống của mô hình Symmertrical Triangle:
Giá phá vỡ – ((Giá cao nhất của tam giác – Giá thấp nhất của tam giác)x 48%)
Biểu đồ minh họa cho mô hình Symmertrical Triangle
Biểu đồ trên của Oracle (ORCL) cho ta một mô hình Symmertrical Triangle trong xu hướng tăng. Đây là một mô hình thông thường, đợt phá vỡ xuất hiện trong khoảng 3/4 đoạn đường bên trong mô hình. Đồng thời, có một thanh giá hồi lại lớn sau đợt phá vỡ. Kirkpatrick & Dahlquist nói rằng sự hồi lại sau đợt phá vỡ lên xảy ra khoảng 37% (với phá vỡ xuống thì sự hồi lại đến 59%). Như trong trường hợp này, giá tạo một khoảng nhảy giá tăng trước đó và thường khi giá tăng nhanh, giá có xu hướng nghỉ ngơi 1 chút. Mô hình Symmertrical Triangle là một mô hình thường được thấy ở vùng giá. nghỉ ngơi này, vốn là vùng mà giá ít biến động hơn và khó có đợt bật mạnh về 1 hướng cho đến khi mô hình hình thành được khoảng 3/4 bên trong.
Mô hình Ascending Triangle – Tam giác tăng
Mô hình Ascending Triangle xuất hiện khi đường kháng cự ngang chạm với đường hỗ trợ chếch lên ở phần bên phải của biểu đồ. Để mô hình tam giác có hiệu lực thì cả hai đường phải có 2 lần chạm của giá.
Hướng phá vỡ và cách đoán định thời điểm phá vỡ của mô hình Ascending Triangle.
Kirkpatrick & Dahlquist nói rằng mô hình Ascending Triangle phá vỡ phía trên có tỉ lệ xuất hiện khoảng 77% và trung bình của những đợt phá vỡ này xảy ra vào thời điểm khi mô hình hình thành khoảng 61% phía trong tam giác (điểm khởi đầu, hay gọi là phần bên trái của tam giác là 0% và phần đỉnh tam giác là 100%) (2010, p. 317).
Hiệu suất của giá phá vỡ mô hình Ascending Triangle
Hiệu suất của mô hình Ascending Triangle được đưa ra như sau:
- Giá phá vỡ lên: giá không thể tăng thêm ít nhất 5% chỉ chiếm khoảng 13% tổng thời gian; trung bình mức tăng tối đa trước khi giá giảm 20% là 35%.
- Giá phá vỡ xuống: giá không thể tăng thêm ít nhất 5% chỉ chiếm khoảng 11% tổng thời gian; trung bình mức giá chạy tối đa sau khi bán và trước khi giá hồi lại 20% là 19%.
Mục tiêu giá của mô hình Ascending Triangle
- Giá phá vỡ lên của mô hình Ascending Triangle:
Giá cao nhất của tam giác + ((Giá cao nhất của tam giác – Giá thấp nhất của tam giác)x 75%)
- Giá phá vỡ xuống của mô hình Ascending Triangle:
Giá phá vỡ – ((Giá cao nhất của tam giác – Giá thấp nhất của tam giác)x 68%)
Biểu đồ minh họa cho mô hình Ascending Triangle
Biểu đồ phía trên của Cisco system (CSCO) cho thấy một mô hình Ascending Triangle. Như ta mong đợi thì giá phá vỡ lên phía trên và đợt phá vỡ xảy ra ở 2/3 tam giác.
Mô hình Descending Triangle – Tam giác giảm
Mô hình Descending Triangle được hình thành khi đường kháng cự xu hướng giảm chạm với đường hỗ trợ ngang. Để mô hình này có hiệu lực thì cả hai đường phải được giá chạm vào hai lần.
Hướng phá vỡ của mô hình Descending Triangle và cách canh thời gian phá vỡ
Kirkpatrick & Dahlquist nói rằng mô hình Descending Triangle phá vỡ xuống dưới với tỉ lệ 64% (2010, p. 315).
Hiệu suất của giá phá vỡ mô hình Descending Triangle
Hiệu suất của giá phá vỡ mô hình Descending Triangle được đưa ra như sau:
- Giá phá vỡ lên: giá không thể tăng thêm ít nhất 5% chỉ chiếm khoảng 7% tổng thời gian; trung bình mức tăng tối đa trước khi giá giảm 20% là 47%.
- · Giá phá vỡ xuống: giá không thể tăng thêm ít nhất 5% chỉ chiếm khoảng 16% tổng thời gian; trung bình mức giá chạy tối đa sau khi bán và trước khi giá hồi lại 20% là 16%.
Mục tiêu giá của mô hình Descending Triangle
- Giá phá vỡ lên của mô hình Descending Triangle:
Giá phá vỡ + ((Giá cao nhất của tam giác – Giá thấp nhất của tam giác)x 84%)
- Giá phá vỡ xuống của mô hình Descending Triangle:
Giá thấp nhất của tam giác – ((Giá cao nhất của tam giác – Giá thấp nhất của tam giác)x 54%)
Biểu đồ minh họa cho mô hình Descending Triangle phá vỡ xuống dưới
Biểu đồ của Chevron (CVX) cho ta một mô hình Descending Triangle phá vỡ xuống dưới. Chú ý rằng với một Descending Triangle, đường kháng cự giảm dần cho thấy các thanh giá có các đáy thấp hơn. Khi giá phá vỡ đường hỗ trợ 11 ngày thì giá tiếp tục giảm mạnh xuống.
Biểu đồ minh họa cho mô hình Descending Triangle phá vỡ lên trên
Biểu đồ của AT&T (T) cho thấy một mô hình Descending Triangle phá vỡ lên phía trên. Theo nghiên cứu của Bulkowski (2005), mô hình Descending Triangle với đợt phá vỡ lên phía trên đạt được mức tăng trung bình tối đa là 47% (đây là mức tăng đạt được trước khi có một mức giảm 20%)