Bài 17 Mô hình giá Measured Move – Đo mục tiêu giá
Mô hình Measured Move
Mô hình chuyển động đều ngược chiều so với xu hướng tăng trước đó và hoạt động như một mô hình tiếp diễn. Đối với một mô hình chuyển động đều tăng, giá đảo chiều lên trên sau xu hướng giảm trước đó. Mô hình chuyển động đều tăng dần được chia làm 3 phần: Đầu tiên, giai đoạn tăng thứ nhất; thứ hai, sự điều chỉnh xảy ra khi giá đi xuống trở lại; và cuối cùng, giai đoạn tăng thứ 2 là khi giá đi lên cao hơn một lần nữa. Ý tưởng chính của mô hình này là sau khi có sự hồi lại, giá phải trở lại xu hướng ban đầu và quãng đường sẽ đi được nên tương đương số phần trăm giá đã đi trong chuyển động lúc đầu (theo Rockefeller, 2012).
Thời gian hình thành trung bình và đặc điểm của mô hình Measured Move tăng
Ở một bảng đánh giá chính xác hơn về mô hình này của Bulkowsi (2005) chỉ ra rằng trung bình, đợt tăng giá đầu tiên tăng cao hơn khoảng 46% trong vòng 87 ngày; sự điều chỉnh giá xảy ra khi giá đi ngược lại và hướng xuống làm mất đi 1 khoảng tầm 47% trong 32 ngày; và đợt tăng thứ 2 đi lên cao hơn với mức trung bình khoảng 32% và trong vòng tầm 60 ngày.
Mục tiêu giá và tín hiệu mua của mô hình Measured Move tăng dần
Bởi vì mô hình MM thì hơi không giống một mô hình giá mà giống một công cụ dự đoán giá mà các mô hình khác mượn tạm để tìm tín hiệu mua. Ví dụ, giai đoạn điều chỉnh giá thường tạo ra một kênh giá giảm, vì vậy, khi giá phá vỡ lên trên đường kháng cự xu hướng giảm, một tín hiệu mua được kích hoạt. Một tín hiệu mua thứ hai có thể được đưa ra khi giá phá vỡ đỉnh hình sau đợt tăng đầu tiên
Mô hình Measured Move có thể giúp xác định giá mục tiêu. Giai đoạn giá biến động thứ 2 thường gần như giống hệt giai đoạn thứ nhất. Như vậy, nếu giai đoạn thứ nhất đi được 20 điểm, thì giai đoạn thứ hai cũng phải đi được tương đương 20 điểm. Một mục tiêu giá dựa trên nghiên cứu được đưa ra bởi Bulkowski (2005) như sau:
Gía thấp nhất trong giai đoạn giá điều chỉnh + ((giá cao nhất trong giai đoạn giá điều chỉnh – giá thấp nhất tại lúc bắt đầu đợt tăng thứ nhất) x 45%)
Mô hình Measured giảm
Đối với mô hình chuyển động đều giảm dần, trước đó sẽ có một xu hướng tăng. Đợt giảm thứ nhất là một sự đảo chiều của xu hướng tăng trước đó, theo sau là một vùng điều chỉnh nơi giá đi lên, và cuối cùng, giá giảm trong đợt thứ hai. Thông thường, một tín hiệu mua được kích hoạt khi giá phá vỡ xuống dưới đường hỗ trợ dạng kênh tăng của vùng điều chỉnh. Một tính hiệu bán thứ hai được kích hoạt khi giá phá vỡ xuống dưới đáy của đợt giảm thứ nhất.
Thời gian hình thành trung bình và đặc điểm của mô hình Measured Move giảm
Bulkowski (2005) đã chỉ ra rằng trong một thị trường giảm, đợt tăng đầu tiên của mô hình chuyển động đều giảm ở mức giảm khoảng 27% trong vòng 61 ngày, còn vùng điều chỉnh là khoảng 48% trong 30 ngày, và đợt tăng thứ hai xuất hiện với mức giảm khoảng 25% trong 62 ngày.
Mục tiêu giá của mô hình Measured Move giảm
Bulkowski (2008) đưa ra một phép tính cho mục tiêu giá của mô hình này như sau:
Giá cao nhất trong giai đoạn giá điều chỉnh – ((giá cao nhất của đợt tăng thứ nhất – giá thấp nhất giai đoạn giá điều chỉnh)x 35%)
Biểu đồ minh họa mô hình Measured tăng
Biểu đồ tuần của Nasdaq 100 ETF (QQQ) minh hoạt mô hình chuyển động đều tăng dần đảo chiều xu hướng giảm trước đó. Giai đoạn đầu tiên đạt mức tăng khoảng 46% trong 56 ngày. Phần điều chỉnh giá khoảng 19% trong vòng 98 ngày. Cái chân thứ hai đạt mức tăng khoảng 40% trong 126 ngày.
Biểu đồ minh họa mô hình Measured giảm
Biểu đồ tuần của Bank of America cho thấy một mô hình chuyển động đều khá thành công. Giai đoạn đầu tiên có mức giảm khoảng 44.5% trong 231 ngày. Phần điều chỉnh ngược lên trên là một đoạn hồi khoảng 40% trong 42 ngày. Giai đoạn giảm thứ hai có mức giảm 40% trong 203 ngày; nó chỉ bao gồm các khoảng giảm xuất hiện trong kênh giá giảm của chân thứ hai; còn mức giảm đến đáy thật sự là khoảng 67.5%.