Bài 16 Mô hình giá Long Islands
Mô hình Long Islands tăng tiếp diễn
Long Islands là một kiểu mô hình tiếp diễn, có nghĩa là nếu giá trước mô hình đang ở xu hướng tăng, thì giá sẽ tiếp tục đi như vậy sau mô hình tăng giá. Như vậy, nếu giá trước mô hình đang ở xu hướng giảm, thì giá sau đó sẽ tiếp tục khi đi qua mô hình giảm giá đã được xác nhận. Mô hình đảo dài tăng nối tiếp xuất hiện khi giá tạo khoảng nhảy giá tăng (gap up) và có một giai đoạn tích lũy ở trên khoảng nhảy giá rồi lại có 1 khoảng nhảy giá tăng nữa được tạo ra sau khi kết thúc giai đoan tích lũy; giá sau đó được kì vọng sẽ tăng lên cao hơn.
Mô hình Long Islands giảm tiếp diễn
Mô hình Long Islands giảm nối tiếp xuất hiện giá tạo khoảng nhảy giá giảm và xuất hiện một giai đoạn đi ngang bên dưới, sau đó, giá tiếp tục nhảy xuống một lần nữa tại điểm kết thúc của giai đoạn tích lũy; giá được kì vọng sẽ giảm thấp hơn nữa.
Trung bình mức tăng tối đa của mô hình Long Islands tăng
Trung bình (mức tăng) tối đa cho mô hình này là 31% trước khi có đoạn hồi lại tầm 20% xảy ra.
Trung bình mức giảm tối đa của mô hình Long Islands giảm
Đối với mô hình đảo dài giảm, thì con số này là 22% (theo Bulkowsi, 2005)
Mục tiêu giá
Bulkowski (2005) đưa ra các mục tiêu giá khuyến nghị cho mô hình đảo dài như sau:
- Long Islands tăng:
Giá đóng cửa trước khoảng nhảy giá thứ 2 + ((Gía cao nhất của mô hình – giá thấp nhất của mô hình)/2 x82%)
- Long Islands giảm:
Giá đóng cửa trước khoảng nhảy giá thứ 2 – ((giá cao nhất của mô hình – giá thấp nhất của mô hình)/2 x 78%)
Các đặc điểm giúp tăng độ hiệu quả cho mô hình Long Islands
Các đặc điểm lưu ý để tăng độ hiệu quả của mô hình được Bulkowski (2005) đưa ra như sau:
- Những đảo cao thì có độ hiệu quả cao hơn đảo thấp.
- Đối với Long Islands tăng, đảo cao và rộng thì hiệu quả nhất.
- Đối với Long Islands giảm, đảo cao và ốm thì hiệu quả nhất.
- Các khoảng nhảy giá (gap) nên ở mức tối thiểu là 1 đô.
Biểu đồ minh họa mô hình Long Islands tăng tiếp diễn
Biểu đồ của Energy SPDR ETF (XLE) minh họa cho một xu hướng tăng trong mô hình Long Islands tăng nối tiếp. Gía tăng trước khi có một khoảng nhảy giá. Giá nhảy và ở bên trên một giai đoạn đi ngang xảy ra trong vòng 3 tuần, rồi giá lại nhảy lần nữa, tiếp tục xu hướng tăng trước đó.
Biểu đồ minh họa cho mô hình Long Islands giảm tiếp diễn
Biểu đồ trên của công ty Coca Cola (KO) minh họa cho một thời kì giảm giá cực mạnh với mô hình Long Islands giảm nối tiếp nằm giữa một xu hướng giảm. Gía nhảy xuống và tiếp tục giảm trong một tuần, tạo ra vùng “cột” trong mô hình cờ đuôi nheo. Sau đó giá lên tạo thành lá cờ; tuy nhiên, giá lại tạo ra một biến động “lừa” khi tăng lên, trước khi tiếp tục đi xuống như đúng kì vọng của mô hình cờ đuôi nheo. Xu hướng giảm này lại được làm nổi bật lên bởi một khoảng nhảy giá nữa rồi hoàn tất mô hình đảo dài này.