Bài 5 Mô hình giá Diamond Top – Đỉnh kim cương
Mô hình Diamond Top (Đỉnh kim cương)
Mô hình Diamond Tops/Bottoms “<>” bao gồm một phần mở rộng “<” khi khoảng giá tăng dần độ cao từ trái sang phải và một phần tam giác “>” khi khoảng giá thu hẹp độ cao từ trái sang phải. Một diamond tops được phân biệt nhờ vào việc giá tăng trước khi tạo thành mô hình này; ngược lại, một mô hình diamond bottoms được phân biệt nhờ vào việc xu hướng giá đang giảm trước mô hình. Một sự phá vỡ lên trên xảy ra khi giá vượt lên trên đường kháng cự dốc xuống (đỉnh dốc “\” của tam giác “>”)
Mô hình Diamond Bottoms (đáy kim cương)
Một sự phá vỡ xuống dưới xảy ra khi giá vượt xuống dưới đường hỗ trợ dốc lên (đáy dốc “/” của tam giác “>”)
Hướng phá vỡ của mô hình Diamond Top
Hướng phá vỡ của mô hình Diamond Bottoms
Nghiên cứu của Bulkowski (2005) chỉ ra rằng mô hình diamond tops phá vỡ xuống dưới 69% tổng thời gian và đáy kim cương phá vỡ lên trên cũng 69% tổng thời gian. Phần lớn diamond tops (58%) được tạo ra sau “một xu hướng tăng dốc”, điều này làm tăng khả năng cho việc phá vỡ xuống dưới và mức độ giảm giống như đoạn tăng trước đó (82% thời gian giá sẽ hướng đi xuống với mức giá ít nhất tương đương với phần trăm mức giá tăng khi lên đỉnh kim cương ) (theo Kirkpatrick & Dahlquist, 2010).
Bulkowski cũng nhấn mạnh, một mô hình diamond bottoms với sự phá vỡ xuống dưới được xem là một trong những mô hình hiệu quả nhất.
Diamond Top – Trung bình mức tăng/giảm tối đa sau phá vỡ
Diamond Bottom – Trung bình mức tăng/giảm tối đa sau phá vỡ
Đối với sự phá vỡ lên trên của mô hình diamond tops, trung bình phần trăm mức giá chạy tối đa được dự tính trước khi có đoạn hồi khoảng 20% là 27%; đối với sự phá vỡ xuống dưới thì con số này là 21%; trong khi đó, đối với sự phá vỡ lên lên trên của mô hình diamond bottoms, trước một khoảng hồi 20%, trung bình phần trăm mức giá chạy tối đa là 36%, còn khi phá vỡ xuống dưới con số này là 21% (theo Bulkowski, 2005).