Trading Plan – Kế hoạch giao dịch có cần thiết với Trader
Để thành công, bất kỳ việc gì cũng cần có kế hoạch. Đặc biệt trong giao dịch Trading , bạn cần cần 1 kế hoạch chi tiết hơn và nguyên tắc hơn. Hãy tưởng tượng bạn là một người đang bơi giữa biển và bạn không hề có một dụng cụ cứu sinh nào, không một mảnh ván gỗ, không một chiếc áo phao, xung quanh bạn cũng chẳng có bóng dáng một chiếc thuyền nào qua lại. Khi bạn tham gia giao dịch trên thị trường Trading mà không có một kế hoạch giao dịch, bạn cũng sẽ giống người đàn ông trong câu chuyện nói trên.
Một kế hoạch giao dịch Trading là một bản hướng dẫn giúp bạn tồn tại trên thị trường, giúp bạn tập trung để tìm kiếm những cơ hội giao dịch phù hợp. Tuy nhiên, sẽ không có một kế hoạch giao dịch nào là hoàn hảo vì mọi trader đều khác nhau, mỗi trader đều có phong cách giao dịch rất riêng. Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu với các bạn những vấn đề quan trọng nhất, là điểm chung trong mọi kế hoạch giao dịch để các bạn tự xây dựng một kế hoạch riêng cho bản thân mình.
Kế hoạch giao dịch Trading của bạn là cách giúp bạn đi đến thành công
Hãy xem kế hoạch giao dịch của bạn như một tấm bản đồ giúp bạn đi đến nơi mà bạn muốn đến. Hãy trả lời những câu hỏi sau để hình dung cái đích mà bạn mong muốn trước khi đi đến bước tiếp theo:
- Bạn đang ở đâu?
- Bạn là thuộc tuýp trader nào?
- Kinh nghiệm và kiến thức của bạn trong lĩnh vực này?
- Vốn của bạn hiện tại là bao nhiêu?
- Bạn muốn trở thành người như thế nào?
- Bạn muốn mình kiếm được bao nhiêu lợi nhuận từ giao dịch?
- Bạn chọn khung thời gian nào để giao dịch?
- Thành công trong giao dịch đối với bạn trông sẽ như thế nào?
Quy trình xây dựng một kế hoạch giao dịch Trading hoàn hảo cho riêng bạn
Kế hoạch giao dịch Trading là công cụ bạn tự mình thiết kế cho phù hợp với cá tính của bạn. Dưới đây là 9 thành phần quan trọng của một hệ thống giao dịch. Bạn có thể thêm bất cứ thành phần nào bạn muốn nếu bạn nghĩ chúng giúp ích cho kế hoạch giao dịch Trading của bạn.
Hiểu rõ về con người mà bạn muốn trở thành – một trader thành công.
Những lý do gì khiến bạn trở thành một trader? Điểm mạnh và điểm yếu trong con người bạn. Hãy trả lời câu hỏi này và viết chúng vào một nơi nào đó dễ thấy, sẽ có lúc bạn cần đến chúng.
Hiểu rõ những mục tiêu của bạn trong giao dịch Trading .
Đây là bước mà trader mới thường bỏ qua. Bạn cần phải cụ thể hoá mục tiêu của bạn, càng chi tiết càng tốt vì nó sẽ giúp bạn mường tượng được thành công của bạn trong giao dịch. Các mục tiêu này không nên chỉ dựa vào số tiền mà bạn muốn kiếm được hay kỳ vọng tài khoản sẽ tăng bao nhiêu phần trăm. Những mục tiêu này có thể đơn giản hơn như: không bao giờ giao dịch trong phiên Á, chờ cho giá đóng cửa bên dưới vùng hỗ trợ tôi sẽ vào lệnh…
Hiện có rất nhiều phong cách giao dịch Trading khác nhau như giao dịch ngắn hạn, giao dịch dài hạn, giao dịch kết hợp phân tích liên thị trường, với market profile… Bạn cần phải có tinh thần sẵn sàng học hỏi để lựa chọn cho mình phong cách giao dịch mà bạn thấy phù hợp nhất.
Điều quan trọng không phải là việc bạn chọn loại phong cách tốt nhất nhưng là mức độ hiểu biết về phong cách mà bạn sử dụng. Một trong những điều nguy hiểm nhất với trader đó là họ thường xuyên thay đổi phong cách giao dịch. Hãy lựa chọn cẩn thận từ những nguồn đáng tin cậy và hạn chế sự thay đổi, bạn sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu.
Chọn loại thị trường và khung thời gian.
Sau khi đã lựa chọn phong cách giao dịch phù hợp với bản thân, bạn cần phải chọn loại thị trường mà bạn cảm thấy mình phù hợp nhất. Thế giới tài chính ngày nay đã xuất hiện rất nhiều loại sản phẩm khác nhau từ các mã chứng khoán, các sản phẩm hàng hoá, năng lượng cho đến thị trường tiền tệ, hãy lên kế hoạch tìm hiểu kỹ lưỡng vì có thể loại thị trường bạn tìm hiểu không phù hợp với cá tính của bạn nhưng chắc chắn nó sẽ có ích về sau này.
Cũng như thấu hiểu loại phong cách giao dịch của mình, thấu hiểu thị trường mà mình đang tham gia sẽ quyết định tỉ lệ sống còn của bạn trên thị trường. Hãy nắm rõ những yếu tố tạo nên thị trường đó, cái gì chi phối chúng và các vấn đề nóng trên thị trường ở thời điểm hiện tại.
Bước tiếp theo là phải xem loại thị trường này có phù hợp với cá tính của mình không. Bạn sẽ không thể giao dịch các thị trường hoạt động vào thời điểm mà mình đang ngủ vì điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn. Hoặc bạn cũng không thể giao dịch trên thị trường thiếu tính thanh khoản vì chẳng ai giao dịch cùng với bạn cả.
Hệ thống giao dịch Trading cho riêng bạn.
Một hệ thống giao dịch là một chuỗi các điều kiện bạn cần phải thoả mãn khi tham gia giao dịch trên thị trường Trading . Có 2 loại hệ thống giao dịch mà bạn cần biết:
- Hệ thống giao dịch Trading theo điều kiện cho trước (mechanical trading system) là loại hệ thống cho phép bạn vào lệnh sau khi thoả mãn các điều kiện đã đặt ra. Đây là loại hệ thống giao dịch phổ biến nhất có thể được mã hoá thành thuật toán, các EA. Loại hệ thống này sẽ giúp trader loại bỏ được yếu tố cảm xúc, thứ khiến hầu hết các trader gặp thất bại.
- Hệ thống giao dịch tuỳ ý (discretionary trading system): đây là kiểu giao dịch ít được biết đến vì tính chất khó nắm bắt của hệ thống. Chữ “tuỳ ý” mang hàm nghĩa không trader nào giống trader nào khi sử dụng dạng hệ thống này. Theo dạng này có thể có các phương pháp price action (giao dịch với biểu đồ trơn), Elliot wave, Richard Wyckoff, harmonic pattern…
- Hiểu được số tiền mà bạn có thể chấp nhận lỗ.
Nghĩa là học cách quản lý rủi ro số tiền mà bạn đang giao dịch trên thị trường. Những câu hỏi sẽ bao gồm:
- Bao nhiêu phần trăm tài khoản bạn sẵn sàng chấp nhận lỗ trong mỗi lần trade?
- Bao nhiêu lệnh bạn có thể vào trong 1 lần trade?
- Khoảng lỗ tối đa mà bạn có thể chấp nhận khi tham gia giao dịch trên thị trường?
- Bạn muốn quản lý lệnh giao dịch của bạn theo cách thức như thế nào?
Đây là mục mà bạn sẽ lập kế hoạch quản lý sau khi bạn đặt 1 lệnh giao dịch trên thị trường. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tin tức xuất hiện và bạn bị dính lỗ nặng? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu thị trường đột ngột đi mạnh theo hướng mà bạn muốn? Bạn sẽ dời stop loss theo hướng đó hay cắt lệnh nhanh để bảo toàn số tiền mà bạn muốn.
Duy trì việc ghi lại quá trình giao dịch.
Hầu hết các trader đều bỏ qua bước này. Mọi trader chuyên nghiệp đều có nhật ký giao dịch riêng cho mình. Nhật ký giao dịch là nơi chúng ta tự học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ, tìm phương án giải quyết để có thể tiến bộ hơn. Và dù cho bạn đã trở thành một trader thành công, nhật ký giao dịch cũng sẽ là nơi truyền cảm hứng cho bạn mỗi ngày vì nhật ký đã ghi lại quá trình lâu dài mà bạn đã trải qua.
Có nhiều cách để ghi lại nhật ký giao dịch. Bạn có thể dùng phần mềm Excel, một trang web thống kê giao dịch như myfxbook, hoặc đơn giản là một phần mềm ghi chú như evernote…
Kiểm tra hệ thống giao dịch Trading của bạn.
Quy luật thông thường là nếu bạn càng kiểm tra hệ thống giao dịch với mẫu càng lớn, tỉ lệ chính xác càng cao. Một lý do nữa để kiểm tra hệ thống giao dịch là giúp bạn hiểu hơn về hệ thống của mình và khiến bản thân tự tin hơn trước khi giao dịch thật trên thị trường.
Sẽ có 2 cách để kiểm tra hệ thống: backtest (kiểm tra bằng dữ liệu quá khứ) và forward test (kiểm tra trên tài khoản demo).
2 cách đều có ưu và nhược điểm riêng: backtest giúp bạn kiểm tra nhanh hệ thống mình đang sử dụng nhưng khiến trader chủ quan cao vì môi trường giá ở thời điểm hiện tại không hề giống môi trường giá quá khứ. Forward test thì khác nó giúp bạn kiểm tra tính thực tế của hệ thống nhưng lại mất thời gian lâu. Vì vậy, hãy kết hợp cả 2 cách để có cái nhìn rõ ràng nhất về hệ thống mà mình đang sử dụng.
Hãy thực hiện giao dịch càng nhiều càng tốt, với số mẫu càng lớn bạn sẽ càng chứng mình được tính hiệu quả của phương pháp giao dịch mình theo đuổi.