Mô hình nến Bullish Kicking – Đẩy giá tăng
Bao gồm 2 mô hình nến đẩy giá tăng ( bullish kicking) và đẩy giá giảm ( bearish kicking).
mô hình nến đẩy giá tăng (Bullish Kicking Pattern)
mô hình nến là mẫu hình đảo chiều gồm 2 nến xuất hiện vào thời điểm bắt đầu một xu hướng mới ngược chiều với xu hướngtrước đó. Mô hình nến đẩy giá tăng xuất hiện sau một xu hướng giảm. Cây nến đầu tiên trong mô hình là một cây marubozu giảm (nến giảm với thân nến dài, không có bóng nến ở 2 đầu). Nến thứ 2 trong mô hình xuất hiện một khoảng nhảy giá bên trên nến 1, đẩy giá tăng mạnh, giá mở cửa của nến 2 phải nằm trên giá mở cửa của cây nến 1. Cây nến 2 là nến marubozu tăng (nến tăng, thân nến dài, không có bóng nến 2 đầu). Sẽ có 1 khoảng trống giá (gap) hoặc theo tiếng Nhật là một vùng cửa sổ (window) giữa cây nến 1 và cây nến 2.
Phân tích tâm lý mô hình nến đẩy giá tăng:
Trong Bullish Kicking, cây nến đầu tiên là dấu hiệu cho thấy bên bán là bên đang nắm quyền kiểm soát thị trường. Tuy nhiên, khoảng trống giá xuất hiện ngày hôm sau là một sự thay đổi đáng kể trong tâm lý thị trường. Phe mua hoàn toàn đã lấy lại hết phần mà phe bán đã lấy được trong phiên giao dịch trước, thậm chí còn lấy được nhiều hơn, thể hiện khoảng nhảy giá bên trên nến 1 và 1 cây marubozu tăng sau đó. Điểm cần nhấn mạnh trong mẫu hình đảo chiều này là hầu hết các giao dịch bán trong phiên giao dịch trước đó (nến 1) đều bị chuyển thành vị thế thua cuộc vào phiên tiếp theo (nến 2). Bên bán buộc phải đầu hàng và đặt lệnh mua để chốt lệnh bán nhằm bù lỗ, khiến cho đà tăng điểm ngày càng mạnh và do đó giá tăng ngày càng cao hơn trong những phiên giao dịch tiếp theo.
Mô hình nến Đẩy Giá Giảm (Bearish Kicking Candlestick Pattern)
Mô hình nến đẩy giá giảm xuất hiện sau một xu hướng tăng, báo hiệu một xu hướng giảm sau đó. Nến đầu tiên là một cây marubozu tăng. Nến thứ 2 xuất hiện khoảng trống giá bên dưới nến 1 và có giá mở cửa bên dưới giá mở cửa của cây nến 1. Nến thứ 2 là nến marubozu giảm. Mẫu hình phải luôn xuất hiện khoảng trống giá giữa nến 1 và 2.
Phân tích tâm lý mô hình nến đẩy giá giảm:
Mẫu hình nến đẩy giá giảm thể hiện một sự thay đổi mạnh mẽ trong xu hướng thị trường. Nến 1 là một cây nến tăng mạnh cho thấy bên mua đang kiểm soát thị trường. Dù vậy, cây nến 2 hoàn toàn đảo chiều thị trường khi bên bán đã đẩy giá xuống sâu hơn. Tất cả các lệnh mua được đặt vào thời điểm hình thành nến 1 đều đang lỗ trong phiên giao dịch thứ 2 khiến cho bên mua buộc phải đặt lệnh bán ra chốt lệnh mua để bù lỗ, tiếp thêm đà giảm mạnh đẩy giá xuống sâu hơn vào các phiên tiếp theo.
Biểu đồ minh họa mô hình nến đẩy giá tăng và đẩy giá giảm:
Biểu đồ giá Silver ETF (SLV) cho ví dụ cả cả 2 mẫu hình Bullish Kicking và mẫu hình Bearish Kicking. Bullish kicking bắt đầu bằng 1 cây nến giảm giá. Nến tiếp theo hoàn toàn đảo chiều thị trường khi xuất hiện cây nến tăng mạnh và khoảng trống giá giữa nến 1 và 2. Thời điểm đóng cửa của cây nến tăng vào ngày thứ 2, tất cả các Trader đặt lệnh bán từ 3 ngày trước hiện nay đã ở vị thế thua cuộc. Khi các Trader này mua vào để bù lỗ, lực mua sẽ ngày càng tăng khiến giá tăng điểm vào các ngày sau.
Bearish Kicking trên cùng 1 biểu đồ xuất hiện sau 1 xu hướng tăng và một chuỗi giá đi sideway. Nến 1 là một nến tăng mạnh. Nến thứ 2 là 1 nến giảm và xuất hiện khoảng trống giá bên dưới nến 1 của mẫu hình. Tất cả các trader vào lệnh mua ở nến 1 đều đang ở vị thế thua cuộc vào thời điểm xuất hiện nến 2. Điểm cần nhấn mạnh ở đây là cây nến 2 là một nến giảm điểm rất mạnh, chứng tỏ bất kì trader nào vào lệnh mua trong 9 cây nến trước, cố gắng giữ vị thế của mình hiện nay đã ở vị thế thua cuộc, nhiều trader sẽ cần phải bán để bù lệnh mua hiện đang lỗ tạo nên một xu hướng giảm mạnh tiếp sau đó.