Charlie Munger Chờ đợi 50 năm để chọn mua 1 cổ phiếu và biến 10 triệu đô thành 800 triệu US
“Thế giới tưởng rằng 50 năm tôi chờ đợi cơ hội tốt nhưng thực ra tôi chật vật suy nghĩ từ bỏ cơ hội xấu.”
NĐT huyền thoại Charlie Munger đã có một lời khuyên vô cùng chí lý: “Kinh nghiệm của tôi trong cuộc sống là đôi khi, bạn chỉ nên tiếp tục suy nghĩ và đọc sách, bạn không nên làm việc (mua bán) quá nhiều.”
Trong một buổi nói chuyện với sinh viên tại đại học Trinity College Dublin – Ireland, Mohnish Pabrai một trong những Nhà đầu tư giá trị nổi tiếng nhất hiện nay đã chia sẻ hai câu chuyện thú vị về đức tính kiên nhẫn và sự chờ đợi trong đầu tư. Chúng tôi tin rằng câu chuyện này sẽ đem đến nhiều bài học quý cho nhà đầu tư Việt Nam.
Câu chuyện thứ nhất: Người đã chết lại đầu tư hiệu quả?
Fidelity là tổ chức môi giới và quỹ tương hỗ ở Mỹ. Họ đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu dựa trên lượng khách hàng dồi dào đăng ký mở tài khoản để xem nhóm khách hàng nào có hiệu suất đầu tư cao nhất. Kết quả là những tài khoản thuộc top 10% đạt hiệu suất cao nhất, chủ yếu thuộc hai nhóm sau:
+ Những người đã chết – tức sở hữu tài sản nhưng không tác động gì được.
+ Những người đã quên rằng mình sở hữu tài khoản, quên mật khẩu và chẳng còn để ý gì đến nó.
Điểm chung của hai nhóm này là học đã quên mất tài khoản và để mặc cho nó cứ thế tích lũy.
Câu chuyện thứ hai: Charlie Munger đã chờ đợi 50 năm để mua một cổ phiếu
Charlie Munger từng kể, ông đã đọc một tuần san ở Mỹ tên là Barron’s trong 50 năm. Ông đọc đều đặn từ những năm 1960 và không bỏ sót một số nào. Vào năm 2003, sau 50 năm đọc Barron’s, ông nhận đã nhận được một lời khuyến nghị mua cổ phiếu đáng giá từ tuần san này. Nên nhớ mỗi tập san của Barron’s chứa khoảng 10 khuyến nghị mua cổ phiếu. Mỗi năm Barron’s phát hành khoảng 50 tập san, sau 50 năm là 2.500 tập san tức là 25.000 khuyến nghị mua cổ phiếu. Charlie Munger đã tìm hiểu toàn bộ 25.000 khuyến nghị mua và chọn được 1 cổ phiếu sau 50 năm. Đó là một công ty cung cấp phụ tùng và dịch vụ ô tô. Ông đầu tư 10 triệu đô vào công ty này từ năm 2003. Đến năm 2006, số vốn đó tăng thành 80 triệu – tăng 8 lần trong 3 năm. Sau đó ông đem 80 triệu đô này, giao cho Li Lu đầu tư vào thị trường Trung Quốc. Và giờ đây, số tiền ấy tăng trưởng đâu đó đạt 800 triệu đô.
Trên thế giới này, khó có ai đạt được sự kiên nhẫn tột độ như vậy. Người ta ném cho bạn 10 ý tưởng mỗi tuần trong 50 năm. Bạn quyết định từ chối hàng tá ý tưởng cho đến khi tìm thấy cơ hội phù hợp để rồi đem lại kết quả phi thường. Charlie đã nhân số vốn ban đầu lên gấp 8 lần, rồi tiếp đó là 10 lần. Khi thực hiện khoản đầu tư vào năm 2003, Charlie Munger đã 80 tuổi. Thành tích lỗi lạc của Munger trong 16 năm vừa qua, nằm trong top 1/10 của 1% của 1% toàn thế giới. Liệu có NĐT nào có thể nâng số vốn đầu tư lên 80% trong 15 năm như vậy?
Charlie không chạy ngược chạy xuôi để tìm kiếm một khoản đầu tư hấp dẫn, ông chờ đợi cơ hội tốt đến với mình. Ông phải luôn tỉnh táo để nhận ra thời điểm cơ hội xuất hiện. Nhưng nếu cơ hội chưa xuất hiện, ông sẽ vẫn tiếp tục nghiên cứu và chờ đợi. Đó là một sự kiên nhẫn siêu phàm. Họ sẵn lòng chờ đợi hàng chục năm để có được cú fat pitch – ý tưởng đầu tư xuất sắc. Bởi hơn ai hết Charlie, Buffett hay Mohnish Pabrai đều hiểu rõ được thành quả mà họ sẽ có được nhờ sự kiên nhẫn. Nói như William ONeil “Những nhà đầu tư thành công sẽ ăn đậm nhờ 1-2 cổ phiếu, chứ không phải là cóp nhặt từ hàng chục cổ phiếu nhỏ”.
Kiên nhẫn trong đầu tư cũng đồng nghĩa với việc hạn chế mua bán. Nói chung, hoạt động nhiều trong đầu tư dễ làm bạn hao hụt tài khoản hơn là giúp bạn. Việc mua bán hàng ngày tạo cho bạn tâm lý dễ hài lòng với các khoản lời nhỏ; khiến bạn không có thời gian đủ để tìm hiểu, nghiên cứu sâu về cổ phiếu của mình để rồi vội vàng cắt lỗ khi thị trưởng chỉ mới có một đợt điều chỉnh nhẹ; hơn nữa khoản chi phí nhỏ như trượt giá đặt lệnh và phí hoa hồng có thể một cách từ từ và chậm rãi nếu mua bán liên tục. “Đối với các nhà đầu tư nói chung, lợi nhuận giảm khi chuyển động tăng”.
Vì vậy NĐT huyền thoại Charlie Munger đã có một lời khuyên vô cùng chí lý: “Kinh nghiệm của tôi trong cuộc sống là đôi khi, bạn chỉ nên tiếp tục suy nghĩ và đọc sách, bạn không nên làm việc (mua bán) quá nhiều.”
Nguồn: FB