Các thời điểm biến động nguy hiểm mà Trader cần tránh giao dịch
Thị trường đôi lúc sẽ có các thời điểm biến động nguy hiểm, tức là kiểu biến động mạnh bất thường, giựt lên giựt xuống, buy thì chết mà sell cũng toi. Đây là các thời điểm cần tránh vào lệnh nếu anh em giao dịch trên các khung thấp, dễ bị ảnh hưởng của biến động mạnh, như H1, M30 hay thấp hơn (khung cao như H4 thì D1 thì ít bị ảnh hưởng hơn).
Vậy thì cần tránh giao dịch, hoặc giao dịch cẩn trọng hơn tại các thời điểm nào? Mời anh em cùng xem.
Thời điểm nguy hiểm – Đầu phiên Âu và phiên Mỹ
Đầu các phiên giao dịch thường có biến động lớn, đặc biệt phiên Âu/phiên London và phiên Mỹ/phiên New York là thường xuyên hơn. Trong nhiều trường hợp, các hành động giá lớn này diễn ra tới cuối phiên, và biến động mạnh hơn hẳn phiên trong ngày. Tại sao lại như vậy?
Đó là vì thời điểm này các Big Boy bắt đầu đóng các lệnh đang để dở, và thoát lệnh lấy lời. Hoặc vài Big Boy khác thì chốt lỗ. Trong bất kỳ trường hợp nào thì họ cũng không muốn tiếp cận rủi ro sau khi đã rời bàn giao dịch, khiến cho market chạy loạn hơn. Biến động lớn cũng hay xảy ra tại đầu phiên Mỹ trong ngày.
Biến động lớn nhất trong tuần thường xảy ra vào cuối phiên Âu của ngày thứ Sáu. Vì tin tức mạnh thường ra vào cuối tuần, và các quỹ đều muốn đóng lệnh để kết thúc tuần giao dịch, tránh các rủi ro về khoảng trống giá (gap) trong 2 ngày cuối tuần.
Thời điểm nguy hiểm – Cuối tháng và cuối quý
Ngày cuối tháng, đặc biệt cuối quý thì thị trường sẽ biến động mạnh và ngẫu nhiên hơn bình thường, vì các quỹ lớn sẽ chốt sổ cuối tháng/cuối quý. Biến động vào các ngày này có thể diễn ra chậm hơn, đôi khi vài ngày sau đó mới có tác động, bởi vì không chỉ các Trader lớn mà còn các quỹ lớn cũng có hành động, nhưng họ hành động chậm hơn và có sức ảnh hưởng lớn hơn.
Mục đích của các tay to trong các ngày cuối tháng, cuối quý không chỉ là muốn tránh né rủi ro, mà còn nằm ở việc cân chỉnh lại các danh mục đầu tư. Có quỹ thì giữ 1 mức nắm giữ tỷ lệ các kênh đầu tư trong danh mục cố định, số khác lại thích kiểu đa dạng hoá và điều chỉnh sao cho phù hợp và có lợi nhất.
Vào cuối quý, họ cần làm 1 bảng báo cáo phản ánh các tài sản họ đang nắm giữ, và báo cáo này CẦN đạt được các chỉ tiêu đặt ra đầu kỳ. Do đó nếu quý vừa rồi market có biến động thú vị mà danh mục không thấy lợi nhuận ròng tăng rõ rệt, họ cần phải điều chỉnh danh mục để đạt kết quả tốt hơn vào quý sau.
Khi market đi cùng một hướng cố định suốt quý, rất có khả năng sẽ có điều chỉnh vào cuối quý. Tại sao anh em biết không? Vì sau giai đoạn này, phần tài sản mà quỹ nắm giữ sẽ tăng lên trông thấy so với các tài sản khác, khiến họ phải điều chỉnh lại danh mục. Ví dụ nôm na anh em là 1 tay quản lý quỹ với danh mục gồm đồng GBP và Cậu Vàng XAU. Nguyên quý vừa rồi cậu Vàng tăng bá cháy, còn GBP thì sấp mặt nặng nề, khiến cho Vàng trong danh mục của anh em chiếm phần lớn danh mục, còn GBP thì “teo” lại còn chút xíu. Như vậy anh em cần điều chỉnh lại, bán bớt Vàng và mua thêm GBP để đạt kỳ vọng của quỹ, khiến Vàng điều chỉnh và GBP hồi phục.
Quý rồi Cậu Vàng chạy ghê thật
Do vậy các ngày cuối tuần trùng với cả cuối tháng và cuối quý thì cẩn trọng hơn nhé anh em.
Thời điểm nguy hiểm – Để ý chuyển giao risk on và risk off của market
Risk On và Risk Off là 2 loại tâm lý của thị trường tài chính. Risk On là bật rủi ro, ưa thích rủi ro, dấu hiệu là các tài sản rủi ro cao tăng giá như EUR, GBP, AUD, NZD. Risk Off là tắt rủi ro, khi market risk off thì dòng tiền chạy vào Vàng, JPY, CHF. Để ý tâm lý này trade tốt lắm anh em.