Tìm lại chính bạn từ những ngày đầu trading và cùng bước qua một trang mới!
Xin chào cả nhà!
Hôm nay mình xin được kể về câu chuyện của một trader (xin được phép gọi là Jimmy) vì nó thực sự sẽ giúp các trader khác tìm ra vấn đề mà họ đang gặp trục trặc trong trading. Sau đây sẽ là lời kể của nhân vật “tôi” nhé cả nhà!
———————————-
Jimmy đã cố gắng mày mò về thị trường trong khoảng hai năm. Khi mới bắt đầu nói chuyện với Jimmy, chúng tôi đã chia sẻ những động cơ tương tự nhau trong trading. Jimmy rất phấn khích khi nói về cuộc sống của anh ấy sẽ tuyệt vời như thế nào nếu anh ấy có thể giao dịch toàn thời gian. Anh ấy nói: “Tôi chỉ muốn tự do làm bất cứ điều gì tôi muốn, tôi không thể bị công việc văn phòng làm phiền được.”
Những câu phát biểu đại loại như vậy rất phổ biến với các trader mới. Ý tôi là, tôi đã từng có những suy nghĩ như vậy và cũng muốn làm việc ở nhà. Nhưng khi thị trường hạ thấp bạn, bạn sẽ có xu hướng nhận ra rằng động cơ của mình không hề phù hợp với công việc trading.
Suy nghĩ không có lý trí sẽ gây ra kết cục “Tôi vừa thổi bay tài khoản của mình”
Jimmy luôn nói với tôi rằng: “Khi nào chúng ta giao dịch trở lại? Chúng ta đang bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền đấy!”. Tôi thừa nhận, nếu tôi ngừng giao dịch thì ngay lập tức, tâm trí tôi sẽ khiến tôi cảm thấy cắn rứt vì đã bỏ lỡ việc kiếm tiền. Mà thật ra, trong suốt những năm giao dịch vừa qua, chưa có một ngày nào mà tôi không giao dịch cả. Lúc nào tôi cũng dán mắt vào màn hình và không bao giờ muốn cảm thấy FOMO (Fear Of Missing Out).
Những ngày tôi giao dịch cùng Jimmy hóa ra lại khá thảm khốc. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về cái ngày mà Jimmy thổi bay tài khoản của anh ấy và những bài học kinh nghiệm được rút ra.
Chúng tôi đã canh me cặp USDJPY. Lúc bấy giờ, hành động giá khá là hỗn loạn và buổi chiều thì tin mới ra. Tôi nói với Jimmy rằng hai đứa nên ngồi xuống và chờ đợi tin ra, sau đó chúng ta mới có thể lấy được cảm giác về hướng đi của giá khi mọi thứ đã dịu xuống.
Vậy mà, Jimmy phản đối:
“Tôi nghĩ chúng ta nên vào lệnh ngay để có được giá thơm. Hãy mặc kệ stop loss đi, vì dường như USDJPY đang giảm và lực giảm có vẻ như sẽ tiếp tục, cộng với những phân tích cho rằng Bảng lương phi nông nghiệp sẽ còn tệ hơn so với kỳ vọng cơ mà.”
Tôi đã ngăn Jimmy lại và hỏi anh ta: “Điều gì khiến anh tin rằng tin tức sẽ ra như anh mong muốn?”
Jimmy trả lời gọn ghẽ: “Bởi vì lịch sự kiện kinh tế đang cho thấy một con số tiêu cực, các nhà phân tích không hề nói dối.”
Bây giờ, bạn có thể thấy rằng sự hiểu biết về thị trường của Jimmy vẫn còn đang trong giai đoạn sơ khai. Anh ấy vẫn chưa hiểu rằng các thông báo tin tức được thiết kế để các nhà tạo lập thị trường (market maker) đẩy giá và xử lý các lệnh chờ (pending stops) để lấp đầy thanh khoản cho vị thế của họ.
Tôi đã cảnh báo Jimmy không được ráng giao dịch trong những điều kiện nguy hiểm. Tuy nhiên, anh ta vẫn kiên quyết rằng anh ta có thể sống sót và nắm bắt được sự biến động của giá. Tôi hỏi tại sao anh ta lại không chịu chờ đợi thì nhận được một câu trả lời rằng: “Tôi muốn kiếm tiền, chứ không muốn lãng phí thời gian.”
Rõ ràng, Jimmy đã trải nghiệm qua những đặc điểm mà một trader mất cân bằng, giao dịch theo cảm xúc và không có lý trí gặp phải. Anh ta cứ mãi đắm chìm trong kẽ hở của sự kỳ vọng.
Đúng như dự đoán, động thái này đã chống lại Jimmy. Tôi hỏi anh ấy: “Tại sao anh biết mọi thứ đang chống lại mình, nhưng vẫn kiên quyết giữ vị thế này?”
Lúc này, Jimmy rất thất vọng. Tôi giải thích với anh ấy rằng: “Niềm tin của anh về việc kiếm tiền và không muốn lãng phí thời gian… rốt cuộc chỉ khiến anh mất tiền mà thôi!”
Cái giá mà Jimmy phải trả
Như các bạn có thể đoán được thì tài khoản của Jimmy đã bị cháy chỉ trong vài giây. Hãy cùng lắng nghe những lời phát ngôn tiếp theo của Jimmy để biết những tradermới sẽ phản ứng ra sao khi bị cháy tài khoản nhé!
“Tôi đã làm cái quái gì vậy? Rõ ràng tôi đã thấy những dấu hiệu thoát lệnh, vậy tại sao tôi vẫn ở trong vị thế đó? Tôi không biết điều gì vừa xảy ra với mình nữa!”
Jimmy đã rơi vào một cái bẫy cảm xúc. Anh ta đã quá tập trung vào phần thưởng và tiềm năng giành được tiền mà không tập trung vào số tiền anh ta có thể mất. Cái bẫy cảm xúc này đã phát triển trong tâm trí của Jimmy trước khi tin tức được tung ra. Bằng chứng là Jimmy đã bỏ ngoài tai lời khuyên của tôi và chỉ tin vào những dự đoán của các “nhà phân tích”.
Tất cả những yếu tố này là tín hiệu cho thấy Jimmy không thể kiểm soát các quyết định giao dịch của mình một cách có hệ thống mà hoàn toàn dựa trên cảm xúc. Cuối cùng, bài học mà chúng ta có thể học được từ Jimmy đó là ĐỪNG KỲ VỌNG GÌ CẢ. Đơn giản, vì bạn không thể kiểm soát được kết quả mà chỉ có thể kiểm soát các quyết định do mình đưa ra mà thôi.
Đừng là một Jimmy thứ hai nhé!