Cách đếm bước sóng Elliott hiệu quả để tìm điểm đảo chiều của trend
Phương pháp giao dịch với sóng Elliott Wave là phong cách trading lãng mạn nhất trong các trường phái phân tích kỹ thuật . Lãng mạn vì nó nó là công cụ mang tính nghệ thuật rất nhiều. Bạn có thể học được rất nhiều quy tắc để đếm các con sóng, nhưng cần phải có nhiều kinh nghiệm, và đôi lúc phải từ bỏ những quy tắc lý tưởng để đếm các bước sóng một cách tương đối.
Nhưng Trader thì không thể là một nghệ nhân, Trader không được để những yếu tố cảm xúc xen lẫn vào quá trình phân tích giao dịch.
Ưu điểm của phương pháp dùng sóng Elliott
Rất ít công cụ phân tích kỹ thuật có khả năng giúp bạn hiểu về cấu trúc của toàn bộ thị trường như sóng Elliott. Ý tưởng của sóng Elliott là trong một thị trường được giao dịch tự do, con người thường có hành vi lặp lại các bước sóng theo mô hinh 5-3 (với 5 sóng đẩy và 3 sóng điều chỉnh). Phân tích các bước sóng này sẽ cho anh em có cái nhìn về khả năng diễn biến giá thị trường trong tương lai.
Tất nhiên vì sóng Elliott cơ bản chỉ là một cách đọc thị trường nên trong trường hợp bạn là Trader có kiến thức về price action sẽ là một lợi thế rất lớn. Một lợi ích nữa của sóng Elliott đó là giúp bạn tìm điểm kết thúc của các con sóng hồi (counter trend move) và tùy vào mục đích sử dụng, bạn có thể dựa vào đó điểm vào lệnh cho chu kỳ sóng lớn sẽ tiếp tục diễn ra. Cuối cùng, bằng cách sử dụng thêm công cụ Fibonacci, các Trader dùng sóng Elliott có thể dự báo được điểm đảo chiều của thị trường bằng cách biết được khi nào họ nên thoát lệnh nhưng vẫn đang trong một con trend mạnh.
Đặc điểm của từng con sóng Elliott (với ví dụ minh họa trong chu kỳ thị trường tăng giá)
Phần này mình sẽ đi nhanh vì đây là những kiến thức khá cơ bản về sóng Elliott. Bạn có thể xem lại kiến thức về sóng tại bài viết về sóng Elliott trong phần lớp học của Traderviet.
Để giúp bạn hiểu thêm về đặc điểm mỗi bước sóng, dưới đây là đặc điểm cơ bản của 8 con sóng này. Mục tiêu của phần này là giúp bạn tìm hiểu đặc điểm của các con sóng, nếu bạn có thể đánh dấu trên chart các con sóng này một cách chính xác, bạn sẽ dự đoán được hướng đi thị trường trong tương lai. Sau khi đã hiểu đặc điểm của các con sóng, ta sẽ sử dụng indicator MACD để xác định Sóng số 3 và xác định điểm hồi của thị trường.
Sóng 1: Bước sóng đầu tiên. Dấu hiệu bắt đầu của chu kỳ tăng, do đó nó vẫn tồn tại nhiều tín hiệu nhiễu.
Sóng 2: Sóng hồi phục nhưng không quá 100% con sóng số 1. Nhiều Trader cho rằng thị trường con gấu đã quay trở lại.
Sóng 3: Sóng mạnh mẽ nhất của chu kỳ tăng và đây sẽ là nơi dễ dàng để bạn bắt đầu đếm sóng.
Sóng 4: Sóng điều chỉnh này sẽ rất yếu do ảnh hưởng của sóng 3.
Sóng 5: Không mạnh mẽ như sóng 3, nhưng bạn có thể tìm thấy tín hiệu phân kỳđảo chiều thị trường rất rõ ràng tại con sóng này.
Sóng A: Điểm đảo chiều của thị trường sang mô hình 3 sóng hồi.
Sóng B: Còn được gọi là Suckers Rally – chuyên bẫy các buyer.
Sóng C: là phiên bản của sóng số 3 nhưng trong mô hình 3 sóng điều chỉnh.
Sử dụng MACD để giúp bạn đếm sóng Elliott?
Đây là một kinh nghiệm đếm sóng từ cuốn Technical Analysis for the Trading Professional của Constance Brown. Ý tưởng ở đây là bạn sẽ sử dụng một indicator dao động (oscillator) như RSI hay MACD để xác định con sóng số 3. Vì các oscillator thường xác định rất rõ độ mạnh yếu của thị trường và các tín hiệu phân kỳ, mà 2 yếu tố này rất quan trọng với con sóng số 3. Ta sẽ lấy ví dụ indicator MACD để minh họa cho các bạn dễ hiểu.
Sóng số 3 trong mô hình 5 sóng đẩy phải thể hiện sức mạnh rõ ràng trên chart. Khi bạn dùng MACD bạn sẽ thấy MACD xuất hiện các đỉnh trong bảng indicator (vùng khoanh tròn màu vàng trong chart).
Một bằng chứng khác để bạn tìm sóng số 3 là dựa vào tín hiệu từ sóng số 5. Chart phải xuất hiện tín hiệu phân kỳ lớn (major divergence) kể từ sóng số 5, vì sau khi kết thúc sóng số 5, ta sẽ bắt đầu mô hình 3 sóng hồi.
Một khi bạn đã tìm được sóng 3, sóng 5 và điểm đảo chiều sang mô hình 3 sóng hồi A-B-C. Bạn sẽ bắt đầu đọc được thị trường dễ dàng hơn, bằng cách đếm được các con sóng còn lại.