Một vài lí do khiến bạn không thể trở nên giàu có nếu chỉ dựa vào phân tích kỹ thuật
Đến với trading cũng được một thời gian kha khá, mình cũng là tín đồ của phân tích kỹ thuật nhưng sao đọc bài viết này lại thấy có gì đó “sai sai” nên đã quyết định dịch lại cho anh em cùng đọc, để xem các anh em có ý kiến gì!
Phân tích kỹ thuật hoạt động như thế nào?
phân tích kỹ thuật chứa đựng rất nhiều các công cụ và kỹ thuật vẽ chart nhằm cố gắng dự đoán hướng đi của giá. Từ những đường trung bình, đường xu hướng, đến mô hình nến/ giá, rồi các chỉ báo dao động, chỉ báo theo trend…, tất cả đều thuộc về phân tích kỹ thuật.
Bài viết này không có ý hạ thấp phân tích kỹ thuật, nó đã tồn tại hàng trăm năm và có lẽ vẫn sẽ tiếp tục như vậy, tác giả chỉ nêu lên ý kiến chủ quan về việc tại sao nó lại làm nhiều người thất vọng như vậy.
Phân tích kỹ thuật thực tế không hề có phép màu nào cả, đó chỉ là xác suất mà thôi. Và càng có nhiều người cùng sử dụng, xác suất của nó càng gia tăng.
Những hạn chế của phân tích kỹ thuật
Điểm hạn chế lớn nhất của phân tích kỹ thuật chính là phân tích cơ bản. Nghe có lạ không?
Giá chạy theo tin tức, luôn luôn là như vậy, khung thời gian nhỏ thì bị ảnh hưởng bởi những tin tức báo cáo thông thường, khung thời gian lớn thì bị ảnh hưởng bởi những sự kiện lớn hơn. Nói chung vào những thời điểm ra tin, phân tích kỹ thuật không thể phát huy được tác dụng của nó.
[Khung thời gian nhỏ bị ảnh hưởng bởi tin thông thường]
[Khung thời gian lớn bị ảnh hưởng bởi sự kiện lớn]
Vì lý do này, để sử dụng phân tích kỹ thuật một cách có hiệu quả nhất Trader nên tránh những thời điểm có tin tức.
Những sự thật cần biết về phân tích kỹ thuật
1. Phân tích kỹ thuật KHÔNG dự đoán được giá
Một lỗi khá phổ biến của giới phân tích kỹ thuật, đặc biệt đối với những newbies đó là sử dụng quá nhiều in dicator. Họ thường đặt hết niềm tin vào các chỉ báo và gắn đủ thứ lên chart của mình đến nỗi bỏ qua phần quan trọng nhất – Hành động giá.
Lạm dụng một thứ gì đó luôn luôn phản tác dụng.
2. Phân tích kỹ thuật sẽ hoạt động khi có nhiều người cùng sử dụng
Một số chỉ báo thường được đánh giá cao hơn số còn lại như kháng cự hỗ trợ, pivot points, fibonacci đơn giản là vì có rất nhiều người đồng thuận sử dụng các chỉ báo này. Điều này gián tiếp tạo ra những vùng cung cầu trên thị trường, và đó là tất cả những gì bạn cần.
3. Nguồn gốc của chỉ báo là giá chứ không phải ngược lại
Đây là lý do tại sao các chỉ báo thường có độ trễ, tại sao chúng thường re-paint (vẽ lại), và tại sao chúng thường rất hoàn hảo khi nhìn về quá khứ.
4. Tất cả các chỉ báo đều xuất phát từ một thứ – Nến
Bạn cần biết rằng tất cả các chỉ báo trên tất cả các trading platform đều xuất phát từ một thứ duy nhất: giá đóng, mở, cao, thấp của thanh nến. Vậy chúng ta đang có kỳ vọng quá nhiều vào chỉ một thứ duy nhất?!
Cuối cùng là những câu nói của tác giả có thể khiến rất nhiều Trader phải suy nghĩ:
- Đừng sử dụng phân tích kỹ thuật một cách đơn lẻ;
- Đừng phí thời gian hàng năm trời nghiên cứu phân tích kỹ thuật và nghĩ rằng mình có thể làm giàu từ nó;
- Bạn cần phải “vượt qua” phân tích kỹ thuật nhanh nhất có thể
- .
Anh em nghĩ sao, đọc xong bài này có ai hoang mang không vậy? Cùng cho ý kiến bên dưới nhé!
Safe trade,
Souce:https://traderviet.com/threads/ban-khong-the-tro-nen-giau-co-neu-chi-dua-vao-phan-tich-ky-thuat-day-la-ly-do-tai-sao.15243/